Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi”

Quang Vũ | 18-01-2024 - 16:00 PM

Câu chuyện cặp vợ chồng hiếm muộn người Nhật sinh con khỏe mạnh nhờ vị Phó giáo sư người Việt đã để lại rất nhiều cảm xúc. Tháng 3 năm 2022, hai bé trai song sinh 3 tuổi đã đến Việt Nam để tìm lại người đã “gieo mầm” sự sống cho mình.

Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi” - Ảnh 1.

Trước đây, người Việt có xu hướng ra nước ngoài để tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật tiên tiến, được thăm khám và chữa trị bằng công nghệ hiện đại. Sự tiến bộ vượt bậc của ngành y tế Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản, đã dần thay đổi quan điểm cũ kỹ này. 

Hành trình “tìm con” kéo dài, phức tạp, chi phí điều trị ở nước ngoài đắt đỏ, thủ tục rườm rà, rào cản về ngôn ngữ... Trong khi đó, đội ngũ chuyên gia y tế, bác sĩ Việt Nam có trình độ sánh ngang với đồng nghiệp ở các nước tiên tiến, làm chủ các kỹ thuật hiện đại trên thế giới. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại và dịch vụ tận tâm, chi phí hợp lý, làn sóng người Việt ở nước ngoài và khách quốc tế đến Việt Nam điều trị hiếm muộn ngày càng tăng.

Và sự mong mỏi của nhiều gia đình đã trở thành hiện thực. 

Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi” - Ảnh 2.

Năm 27 tuổi, chị Nishimura kết hôn cùng anh Shougo và mang thai con đầu lòng nhưng không may sảy thai. Mong muốn làm mẹ thôi thúc, vợ chồng chị tìm đến nhiều bệnh viện thăm khám nhưng kết quả đều là vô sinh không rõ nguyên nhân. Chị bị mất phương hướng, không xác định được phương pháp can thiệp phù hợp. Cứ thế, 7 năm sau gia đình nhỏ vẫn thiếu tiếng trẻ thơ.

"Tôi từng phát hiện khối u buồng trứng từ rất sớm, khi mới 19 tuổi, phải phẫu thuật can thiệp. Kết quả điều trị lúc đó khả quan nên tôi cũng không lo lắng nhiều, chưa bao giờ tôi nghĩ rằng hành trình tìm con của tôi lại kéo dài như vậy", chị Nishimura chia sẻ.

Năm 2017, trong đợt công tác ngắn hạn tại Việt Nam, anh Shougo có cơ hội biết tới Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội (IVF Tâm Anh) đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp hiếm muộn lâu năm. Anh và vợ tìm hiểu rồi quyết định sang Việt Nam điều trị hiếm muộn.

Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi” - Ảnh 3.

Phó giáo sư Lê Hoàng, Giám đốc IVF Tâm Anh, cho hay kết quả kiểm tra chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) của người vợ chỉ còn 1,6 ng/mL, thấp hơn ngưỡng tham chiếu 2,0 - 6,8 ng/mL. Điều này đồng nghĩa với việc chị khó có con tự nhiên. Hai vợ chồng đều trên 35 tuổi, chất lượng nang trứng và tinh trùng bắt đầu suy giảm. Bác sĩ tư vấn họ sớm thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), bởi nếu tiếp tục trì hoãn các bất thường càng tăng theo tuổi tác khiến giảm tỷ lệ thành công.

Đúng như tiên lượng ở hai chu kỳ IVF, mặc dù số lượng trứng thu được ở mức khá nhưng chất lượng trứng kém, sàng lọc phôi tiền làm tổ ghi nhận các phôi đều phân chia bất thường. Đến chu kỳ IVF thứ ba, chất lượng trứng cải thiện hơn giúp chị Nishimura thu được 5 phôi nang. Chị được bác sĩ Lê Hoàng canh niêm mạc, chuyển phôi và đậu thai thành công.

Niềm hạnh phúc và hy vọng ngập tràn, chị trở về Nhật Bản để dưỡng thai. Hai bé trai khỏe mạnh chào đời tại xứ sở hoa anh đào vào cuối tháng 6 năm 2020.

3 năm sau, khi hai con đã cứng cáp, gia đình họ trở lại Việt Nam để thăm Phó giáo sư Lê Hoàng và các y bác sĩ tại IVF Tâm Anh Hà Nội. Đó là cuộc hội ngộ đặc biệt và nhiều cảm xúc, Phó giáo sư Lê Hoàng ôm hai bé trai song sinh đã được ông “gieo mầm”, giờ khỏe mạnh,lanh lợi, đáng yêu.

Bởi có duyên nợ đặc biệt với Việt Nam, trở lại lần này, gia đình chị Nishimura cho hay sẽ gắn bó lâu dài tại đây. "Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các bác sĩ - những người cha, người mẹ đặc biệt đã đưa hai con đến vợ chồng tôi. Chúng tôi cũng mong muốn có thêm thành viên mới cho gia đình và sẽ tiếp tục đặt niềm tin tại Tâm Anh", chị Nishimura nói.

Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi” - Ảnh 4.

Phó giáo sư Lê Hoàng có cuộc hội ngộ đặc biệt với hai bé trai người Nhật Bản đã được vị chuyên gia này “gieo mầm” 3 năm trước đó

Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi” - Ảnh 5.

Sống tại New Zealand, sau kết hôn nhiều năm không có con, vợ chồng chị Linh đi khám thì phát hiện vô sinh. Họ đã thực hiện thụ tinh ống nghiệm (IVF) tại New Zealand nhưng thất bại bởi nang trứng không phát triển trong quá trình kích thích buồng trứng. Trong lúc tuyệt vọng, chị được một người bạn tại New Zealand khuyên về Việt Nam để điều trị và cả hai đã quyết định trở lại quê hương vào tháng 7 năm 2020.

Tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội, vợ chồng chị được BS.CKI Lê Đức Thắng khám toàn diện, chẩn đoán chị Linh hiếm muộn do rối loạn phóng noãn. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ, chiếm khoảng 21-25%.

Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi” - Ảnh 6.

Không có nhiều thời gian ở lại Việt Nam, từng không đáp ứng thuốc kích trứng, chị Linh được bác sĩ chỉ định phác đồ kích trứng cá thể hóa, giảm số mũi tiêm so với thông thường, hạn chế tình trạng quá kích buồng trứng. Bác sĩ theo dõi sự phát triển của các nang noãn bằng siêu âm và xét nghiệm máu định lượng nội tiết. Sau 10 ngày kích trứng, bác sĩ chỉ định thuốc trưởng thành nang noãn.

Chị Linh đáp ứng tốt với thuốc, thu được 31 noãn trong lần chọc hút đầu tiên, tạo được 13 phôi nang. Phôi được nuôi cấy trong tủ có gắn camera quan sát liên tục (time-lapse). Phần mềm phân tích phôi áp dụng trí tuệ nhân tạo giúp chuyên viên phôi học lựa chọn phôi tốt nhất chuyển vào tử cung.

Tháng 9/2022, chị Linh được chuẩn bị niêm mạc đủ điều kiện và đậu thai ngay sau lần chuyển phôi đầu tiên. Vợ chồng chị trở về New Zealand đúng kế hoạch với niềm hy vọng có một em bé bình thường và khỏe mạnh phát triển trong bụng. Hai bé gái chào đời khỏe mạnh vào tháng 5 năm nay.

Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi” - Ảnh 7.

“Cả chúng tôi và các bác sĩ đều chạy đua với thời gian, cuối cùng được đón song hỷ. Tôi bất ngờ bởi dịch vụ tại IVF Tâm Anh với công nghệ hiện đại nhưng chi phí chỉ 100-120 triệu đồng, bằng 1/3 so với lần thực hiện IVF trước đây tại New Zealand”, chị Linh nói và cho biết chi phí của một chu kỳ IVF ở New Zealand khoảng 12.000 - 17.000 USD (300-400 triệu đồng).

Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi” - Ảnh 8.

Cuối năm 2020, dịch Covid-19 bất ngờ lan rộng. Các quốc gia đóng cửa biên giới. Các chuyến bay thương mại quốc tế, bao gồm chuyến từ Philippines đến Việt Nam, đều tạm ngưng.

Vợ chồng chị Ma Cecille M. Ditchella (43 tuổi), vô sinh hơn 3 năm sau nhiều lần nỗ lực điều trị IVF trong nước thất bại. Được một bác sĩ khuyên nên đến Việt Nam, bởi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở Philippines còn hạn chế, vợ chồng chị đã tìm đến ThS.BS Giang Huỳnh Như - người đứng đầu IVF Tâm Anh TP.HCM.

Không thể trực tiếp gặp mặt, suốt hai năm giãn cách do dịch, chị Ditchella được bác sĩ Như khám và tư vấn online, hướng dẫn cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ nội tiết không kê đơn.

“Bác sĩ Như thường xuyên động viên tôi cân bằng tâm lý, tránh căng thẳng gây rối loạn nội tiết, hướng dẫn ăn uống lành mạnh chờ ngày sang Việt Nam làm IVF”, chị kể.

Khi Việt Nam mở cửa đường bay quốc tế vào ngày 23/3/2022, vợ chồng chị Ditchella đặt vé ngay. Hôm sau, họ đã có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, thực hiện tất cả quy trình kiểm tra về sức khỏe, sẵn sàng IVF. Một nữ điều dưỡng được cắt cử riêng hướng dẫn họ thực hiện mọi thủ tục hành chính cần thiết, theo sát suốt quy trình khám và điều trị. 

Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi” - Ảnh 9.

Chị Ditchella có chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) giảm mạnh trong 5 tháng, từ 3,85 xuống còn 2,19. Ngoài ra, chị lớn tuổi, khả năng cao chất lượng trứng suy giảm nhiều, tỷ lệ thụ tinh thấp, tỷ lệ phôi phân chia bất thường cao.

ThS.BS Giang Huỳnh Như xây dựng phác đồ điều trị cá thể hóa phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe người bệnh. Chị Ditchella được kích thích buồng trứng, chọc hút lấy 15 nang noãn, thụ tinh 8 phôi ngày 5. Phôi được nuôi cấy trong hệ thống tủ nuôi cấy trang bị camera quan sát liên tục và tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Khác những lần điều trị IVF tại Philippines, số lượng phôi ngày 5 nhiều vượt trội. Lần đầu tiên chị được tận mắt xem phôi bào hình thành và phân chia qua từng giai đoạn.

Vợ chồng chị lớn tuổi, kéo theo phôi bất thường. Kỹ thuật sàng lọc di truyền tiền làm tổ giúp loại trừ phôi bất thường nhiễm sắc thể. Lần đầu chuyển phôi thành công, chị sảy thai ở tuần 5. Lần chuyển phôi thứ hai vào giữa tháng 10/2022, vợ chồng chị trở về Philippines với niềm hy vọng có một em bé bình thường và khỏe mạnh phát triển trong bụng. Cuối tháng 6 vừa qua, chị Ditchella vượt cạn thành công, bé trai 3 kg khỏe mạnh chào đời.

“Điều đó giống như ‘phép màu’ bởi trường hợp của vợ chồng tôi quá khó, các bác sĩ trong nước gần như chịu thua. Đến khi được bác sĩ Như điều trị, góp nhặt từng hy vọng, vợ chồng tôi mới thành công có con. Vợ chồng tôi cảm ơn bác sĩ Như và Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM”, chị Ditchella xúc động nói.

Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi” - Ảnh 10.

Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi” - Ảnh 11.

ThS.BS Giang Huỳnh Như chia sẻ, từ nhiều năm nay, IVF Tâm Anh đã trở thành điểm đến của hàng nghìn vợ chồng hiếm muộn từ các quốc gia khắp thế giới như: Nga, Mỹ, Anh, Philippines, Úc, Nhật Bản, Campuchia… Họ đến đây qua giới thiệu của bác sĩ địa phương hoặc bạn bè, người thân sau khi đã thụ tinh ống nghiệm thành công tại IVF Tâm Anh. 

Năm 2023, lượng bệnh nhân tăng trưởng gần 100%, trong đó khoảng 15% là người nước ngoài, Việt kiều. Hai tháng cuối năm 2023, các bác sĩ tiếp nhận khám gần 30.000 trường hợp, tăng gấp 3 so với các thời điểm khác trong năm, chiếm 1/3 lượng bệnh nhân nói chung. Càng cuối năm, lượng kiều bào về nước điều trị hiếm muộn càng gia tăng. Nhiều trường hợp đăng ký khám online để được bác sĩ tư vấn từ xa trước khi quyết định về nước điều trị.

Hầu hết là trường hợp khó như bệnh nhân lớn tuổi, vô sinh nhiều năm, suy buồng trứng… Sau khi điều trị bằng phác đồ cá thể hóa phù hợp nhất với tình trạng, họ đã có con “chính chủ” mà không phải xin trứng hoặc tinh trùng.

Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi” - Ảnh 12.

Theo ThS.BS Giang Huỳnh Như, có nhiều lý do khiến người nước ngoài, Việt kiều có xu hướng về Việt Nam đến Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh điều trị hiếm muộn và sử dụng các kỹ thuật bảo tồn khả năng sinh sản như trữ trứng, trữ tinh trùng. Trong đó, có thể kể đến IVF Tâm Anh đã tiên phong đầu tư ứng dụng các máy móc công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới như đầu tư hệ thống tủ nuôi cấy phôi cao cấp trang bị camera quan sát liên tục và tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), thiết bị kính hiển vi đảo ngược độ phóng đại 200 lần, hệ thống kính vi phẫu cao cấp trong điều trị vô sinh nam, công nghệ thủy tinh hóa hiện đại nhất cho đến nay trong kỹ thuật trữ đông trứng và tinh trùng… Tất cả những thiết bị công nghệ hiện đại bậc nhất đó được trang bị bên trong hệ thống phòng “lab-in-lab” siêu sạch tiêu chuẩn ISO 5 hiếm có trên thế giới. 

Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi” - Ảnh 13.

Những ứng dụng vượt bậc đó góp phần giúp lĩnh vực IVF tại Việt Nam thay da đổi thịt, tiệm cận với thế giới, nâng tỷ lệ IVF thành công trung bình lên đến 68.5%. Đây là tỷ lệ hiếm có trung tâm hỗ trợ sinh sản nào trên thế giới chạm đến.

IVF Tâm Anh đẩy mạnh dịch vụ cao cấp, giúp khách hàng tận hưởng được sự riêng tư, bảo mật thông tin. Đặc biệt chi phí điều trị tại IVF Tâm Anh thấp hơn các nước phát triển dù dịch vụ, công nghệ tương đương.

Ước tính trên thế giới cứ 6 người trưởng thành có 1 người vô sinh. Chi phí điều trị hiếm muộn tại các nước phát triển đang là vấn đề thách thức lớn. Tại Mỹ một chu kỳ IVF có giá khoảng hơn 30 nghìn USD (hơn 700 triệu đồng), tại Australia kỹ thuật này khoảng 500 triệu đồng/ chu kỳ điều trị, tại New Zealand dù chi phí mềm hơn nhưng vẫn ở mức cao khoảng 12.000 - 17.000 USD (300 - 400 triệu đồng). Với nhiều trường hợp khó, tỷ lệ thất bại cao, việc phải thực hiện IVF nhiều chu kỳ khiến họ càng tăng thêm gánh nặng.

Tại IVF Tâm Anh, chi phí cho một chu kỳ IVF tiêu chuẩn khoảng 100-120 triệu đồng và tỷ lệ thành công cao vượt trội. “Đó là ‘lực hấp dẫn’ khiến làn sóng người nước ngoài, Việt kiều tìm đến Việt Nam điều trị hiếm muộn”, ThS.BS Giang Huỳnh Như nhấn mạnh.

Cuộc hội ngộ đặc biệt của bác sĩ Việt và hai bé song sinh Nhật Bản: “Cảm ơn những người cha, người mẹ đã đưa con đến với vợ chồng tôi” - Ảnh 14.

“Chúng tôi không phân biệt người bệnh, chỉ cần họ đến với chúng tôi, dù xa xôi cách trở thì chúng tôi đều nỗ lực hết khả năng, vận dụng những điều kiện tốt nhất để hỗ trợ cho người bệnh. Chúng tôi tư vấn online, phối hợp với bác sĩ địa phương để làm các thủ tục hoặc xét nghiệm trước chuẩn bị sẵn sàng cho ngày khám trực tiếp. Sau đó chúng tôi hỗ trợ vận chuyển thuốc và tư vấn kịp thời khi người bệnh có bất cứ băn khoăn nào. Những xét nghiệm người bệnh có thể làm ở nước sở tại, chúng tôi hướng dẫn làm trước. Chúng tôi hỗ trợ hết sức để bệnh nhân người nước ngoài, người Việt về nước cảm thấy không bị làm khó khi đến đây, không bị đơn độc”, ThS.BS Giang Huỳnh Như nói.

Ngoài nỗ lực rút ngắn tối đa quy trình điều trị vô sinh, hiếm muộn mà không ảnh hưởng kết quả, trung tâm cũng liên kết với nhiều đơn vị công chứng, văn phòng luật để hỗ trợ thủ tục pháp lý cho người bệnh. Chi phí hợp lý so với các nước, tỷ lệ IVF thành công trung bình lên tới 68,5% là những lý do thu hút nhiều người nước ngoài, người Việt năm châu đến Việt Nam tìm con.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM