Doanh nghiệp tận dụng nhiều cách để tìm chỗ đứng trên thị trường TMĐT

(Tổ Quốc) - Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cách để tăng trưởng trên các sàn TMĐT, nhưng tận dụng gian hàng chính hãng và cải thiện quy trình kinh doanh theo định hướng từ chuyên gia là những “nước cờ” cần có giúp xây dựng thương hiệu.

Lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang có tốc độ phát triển vượt bậc. Theo báo cáo vừa được Bộ Công thương công bố, năm 2022, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước.

Một báo cáo khác của "SYNC Đông Nam Á" về người tiêu dùng số tại Đông Nam Á cũng đưa ra dự đoán, đến năm 2027, thị trường TMĐT của Việt Nam sẽ đạt quy mô 40 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực, khoảng 28%.

Doanh nghiệp tận dụng nhiều cách để tìm chỗ đứng trên thị trườngTMĐT - Ảnh 1.

Mua sắm trực tuyến và nhận hàng tại nhà ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Có thể thấy, khi thị trường TMĐT dần phát triển ổn định với tệp người dùng đông đảo, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đã chuyển hướng từ bán hàng truyền thống sang kinh doanh trên các sàn TMĐT hoặc kết hợp cả hai. Đáng nói, những doanh nghiệp này cũng rất đẩy mạnh việc "lộ diện" trên môi trường số thông qua hệ thống gian hàng chính hãng để tiếp cận với người dùng tốt hơn.

Song hành cùng xu hướng chuyển đổi số, các chuyên gia và tổ chức đầu ngành trong nước cũng thể hiện sự quan tâm đối với việc định hướng và tư vấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp họ chuẩn hóa bộ máy vận hành và tăng trưởng đồng đều hơn trên thị trường, đồng thời giúp người tiêu dùng mua sắm an toàn hơn. 

Gian hàng chính hãng giúp doanh nghiệp chiếm niềm tin người dùng số

Nếu trước kia, nhiều doanh nghiệp nỗ lực mở gian hàng ở các trung tâm thương mại như một cách giúp tăng nhận diện và khẳng định đẳng cấp thì giờ đây, có mặt trên các sàn TMĐT thông qua gian hàng chính hãng chính là cách tối ưu nhất trong việc giải quyết bài toán về niềm tin và nâng cao uy tín thương hiệu. Điều này lại càng đúng hơn đối với các doanh nghiệp trong nước có quy mô vừa và nhỏ, chưa có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Doanh nghiệp tận dụng nhiều cách để tìm chỗ đứng trên thị trườngTMĐT - Ảnh 2.

Nhiều khách hàng cảm thấy mua sắm online qua sàn TMĐT thuận lợi và tiết kiệm hơn so với các kênh truyền thống.

Một ví dụ điển hình cho hệ thống gian hàng chính hãng trực tuyến ở Việt Nam là LazMall – một kênh bán hàng chính hãng được nền tảng Lazada xây dựng. Hệ thống này được lập ra nhằm đem lại niềm tin và sự an tâm cho khách hàng bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn khắt khe mà nhà bán hàng lựa chọn kinh doanh ở kênh này phải đáp ứng.

Cụ thể, để mở gian hàng trên LazMall, đơn vị bán hàng phải: Là nhà bán hàng hoạt động tích cực trên Lazada ít nhất 6 tháng, có chứng nhận cho tất cả sản phẩm bán trong gian hàng, có tỷ lệ đánh giá tích cực cao, tỷ lệ giao hàng đúng hạn cao, tỷ lệ hoàn hàng thấp, tỷ lệ phản hồi với khách cao…

Phần lớn những doanh nghiệp vừa và nhỏ hy vọng rằng khi khách hàng nhìn thấy tag gian LazMall gắn ở tên gian hàng, họ có thể an tâm và thoải mái hơn khi mua sắm những ở những gian hàng này.

Sự đồng hành từ chuyên gia ngành giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng

Bên cạnh hệ thống gian hàng chính hãng trên các sàn TMĐT giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và tiến gần hơn với người tiêu dùng, các bộ ngành nhà nước, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, chuyên gia lĩnh vực chuyển đổi số, cũng như chính các nền tảng TMĐT… còn liên tục đưa ra những định hướng và hỗ trợ cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp cải thiện quy trình vận hành và phát triển lộ trình kinh doanh phù hợp, bền vững.

Một trong những ví dụ có thể kể đến là Cẩm nang "Đóng gói hàng hóa hiệu quả, thân thiện với môi trường" mà sàn TMĐT Lazada thiết kế và cung cấp cho nhà bán hàng vào đầu năm nay. Cuốn cẩm nang nhằm mục đích hướng dẫn cách đóng gói hàng hóa đúng chuẩn, tiết kiệm nguyên liệu cho những nhà bán hàng để vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa giảm thiểu sai sót khi đóng gói.

Doanh nghiệp tận dụng nhiều cách để tìm chỗ đứng trên thị trườngTMĐT - Ảnh 3.

Hay ngày 9/3 vừa qua, nền tảng này cũng góp mặt trong chương trình "Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng" năm 2023 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức. Trong khuôn khổ chương trình, các chuyên gia từ Lazada đã tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng và ra mắt "Bộ quy tắc hướng dẫn kinh doanh có trách nhiệm dành cho người bán hàng trong TMĐT" – một sáng kiến do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA) hợp tác xây dựng.

Bộ quy tắc cung cấp cho nhà bán hàng của các sàn TMĐT những chỉ dẫn cụ thể và tự nguyện để đảm bảo môi trường mua bán trực tuyến lành mạnh, nhân văn và an toàn, để người tiêu dùng số có thể trải nghiệm hành trình mua sắm online tiện lợi, chất lượng và hoàn toàn đáng tin cậy.

Doanh nghiệp tận dụng nhiều cách để tìm chỗ đứng trên thị trườngTMĐT - Ảnh 4.

Ảnh: Lazada Việt Nam.

Có thể nói, đối với doanh nghiệp Việt, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc gia nhập hệ thống gian hàng chính hãng trực tuyến để bước đầu giải quyết bài toán niềm tin với khách hàng được xem là cách cơ bản, hiệu quả và tiết kiệm để định danh thương hiệu và tìm chỗ đứng giữa hàng nghìn ông lớn trong và ngoài nước trên thị trường số. Ngoài ra, việc áp dụng đúng cách các lời khuyên và chỉ dẫn từ chuyên gia và các tổ chức đầu ngành có hiểu biết về người tiêu dùng cũng là một hướng đi đáng xem xét, khi đây vừa là cách để doanh nghiệp thay đổi bộ máy vận hành, mô hình kinh doanh theo hướng bền vững và thông suốt hơn, vừa là cách để họ kết nối và phục vụ người tiêu dùng 4.0 có trách nhiệm hơn.

Thu Hường

Nhịp sống Kinh tế

Tin mới