GenZ đầu tư: Không bỏ phí dù chỉ 10.000đ, học cách chơi chứng khoán vì quyết để tiền không nhàn rỗi

Huỳnh Duy | 26-03-2024 - 10:52 AM

(Tổ Quốc) - So với khái niệm đầu tư “ăn chắc mặc bền” của thế hệ trước, Gen Z hiện nay không ngừng tìm kiếm cơ hội gia tăng thu nhập để sớm đạt được cột mốc tự do tài chính.

Gen Z - Thế hệ không để tiền nhàn rỗi

Bất cứ thế hệ nào cũng tồn tại những băn khoăn khi bước sang độ tuổi trưởng thành. Với Gen Z, băn khoăn mang tính thời đại là đầu tư gì để tiền không bao giờ nhàn rỗi. Trước những áp lực “cơm áo gạo tiền”, Gen Z biết cách tận dụng ưu thế của xã hội hiện đại để học hỏi những kiến thức, công cụ về tài chính cá nhân, quản lý tiêu dùng, đầu tư thông minh để tìm ra giải pháp.

Theo một khảo sát của SingSaver – một nền tảng nghiên cứu tài chính, có đến 85% Gen Z tham gia chia sẻ họ đã bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi từ trước năm 22 tuổi. Trong khi đó, chỉ có 41% Gen Y làm được điều tương tự ở độ tuổi này.

GenZ đầu tư: Không bỏ phí dù chỉ 10.000đ, học cách chơi chứng khoán vì quyết để tiền không nhàn rỗi - Ảnh 1.

Có đến 85% Gen Z tham gia bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi từ trước năm 22 tuổi (Ảnh: Getty Images)

Thế hệ trẻ ngày nay cũng là nhóm người sẵn sàng chấp nhận rủi ro để rút ra những bài học hữu ích, từ đó tích lũy kinh nghiệm cho những khoản đầu tư tiếp theo. Là thế hệ kết nối, Gen Z không chỉ đi một mình, mà còn đi cùng nhau. Ngày càng nhiều cộng đồng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đầu tư xuất hiện, góp phần tạo nên nền tảng để Gen Z thêm tự tin trong việc tích lũy, đầu tư.

Xu hướng đầu tư của thế hệ Gen Z ngày càng đa dạng. Một bộ phận sẽ ưu tiên tìm kiếm phương thức đầu tư mang lại lợi nhuận ổn định, rủi ro thấp như mua vàng, gửi tiết kiệm online,... Trong khi đó, với những ai có khẩu vị đầu tư mạo hiểm, họ sẵn sàng trải nghiệm những kênh đầu tư tài chính mới như cổ phiếu.

Minh Anh, sinh năm 2001, nhân viên văn phòng tại Q3 cho hay, là một người chỉ đi làm công ăn lương đúng nghĩa, cách tích lũy mà cô nàng lựa chọn là gửi tiết kiệm qua ứng dụng Viettel Money.

GenZ đầu tư: Không bỏ phí dù chỉ 10.000đ, học cách chơi chứng khoán vì quyết để tiền không nhàn rỗi - Ảnh 2.

Viettel Money rất được Gen Z ưa chuộng với nhiều tính năng để quản lý tài chính cá nhân và đầu tư

“Mình cũng thích đầu tư nhưng chưa có nhiều tiền. Nếu chọn mua vàng, ít nhất mọi người phải có trong túi tầm 5 triệu đồng, đầu tư chứng khoán thì phải có tầm 2 triệu đồng để mua được 100 cổ phiếu. Do đó, để tích lũy phần tiền nhàn rỗi, mình gửi tiết kiệm tích lũy trên Viettel Money”, Minh Anh nói.

“Việc gửi tiết kiệm khá tiện dụng vì ứng dụng cho phép mở tài khoản chỉ từ 2.000 đồng, sinh lời 4%/năm. Thao tác trên Viettel Money cũng đơn giản nên khi cần gửi tiền hay rút tiền đều trong “một nốt nhạc” là xong, rút thoải mái vì không ảnh hưởng đến phần lợi nhuận trước đó”, Minh Anh cho biết thêm.

Nhờ sử dụng kênh thanh toán thông minh, hiện đại, những khoản tiền giảm giá và chiết khấu dù nhỏ cũng được những Gen Z như Minh Anh tích góp dễ dàng, từ đó giúp quản lý tích lũy hiệu quả đến từng khoản nhỏ dù chỉ vài nghìn đồng.

Chứng khoán, kênh đầu tư mới của Gen Z

Với những Gen Z nhanh nhạy và biết nắm bắt thời cơ, đầu tư chứng khoán cũng là một trong những kênh hiệu quả được các bạn lựa chọn để giúp “tiền đẻ ra tiền”.

GenZ đầu tư: Không bỏ phí dù chỉ 10.000đ, học cách chơi chứng khoán vì quyết để tiền không nhàn rỗi - Ảnh 3.

Đầu tư chứng khoán đang là một trong những cách phổ biến mà Gen Z lựa chọn để “tiền đẻ ra tiền”. (Ảnh: Getty Images)

Theo khảo sát của tổ chức FINRA Investor Education Foundation và Viện CFA với những người thuộc GenZ (độ tuổi từ 18 đến 25), cứ 10 người thì có 6 người sở hữu tài khoản đầu tư. 41% trong số đó đầu tư vào cổ phiếu và khoảng 35% tập trung vào các Quỹ đầu tư.

Nhật Huy (sinh năm 1998) hiện đang là nhân viên một công ty tài chính. Huy cho biết, từ năm 3 đại học, cậu chàng đã tiếp cận đầu tư, với suy nghĩ "là sinh viên tài chính thì phải tham gia đầu tư mới có hiểu biết".

Gen Z cho biết, anh đã đầu tư 10 triệu đồng để mua 2 mã cổ phiếu. "Với số tiền đầu tư nhỏ, phương châm của mình là lướt sóng nhiều hơn là dài hạn. Mình thấy mã nào có tiềm năng, đủ target đều bán luôn mà không đợi lâu. Tiền lãi thì mình không rút ra mà lại quay vòng vào đầu tư tiếp", Huy tiết lộ.

Thời gian đầu, anh hay tham gia những "room khuyến nghị" của các "trưởng phòng đầu tư", tuy nhiên sau những trải nghiệm không mong muốn, Gen Z này đã chọn các nguồn uy tín để đầu tư. Ứng dụng được Huy sử dụng thường xuyên để theo dõi kênh đầu tư chứng khoán là Viettel Money.

“Sau những lần bị lùa gà, mình nhận ra rằng việc tiếp cận những nguồn thông tin minh bạch là rất quan trọng. Với Viettel Money, được hỗ trợ từ các chuyên gia đầu ngành, giúp mình đưa ra các quyết định phù hợp hơn. Ứng dụng cũng có rất nhiều ưu đãi”, Huy chia sẻ.

30 tuổi mua nhà, 25 tuổi mua xe, đó là những mục tiêu không còn xa lạ hay viển vông với thế hệ Gen Z hiện tại. Thậm chí nhiều bạn trẻ đã hoàn thành các mục tiêu cá nhân này từ sớm. Việc đặt ra các mục tiêu từ sớm sẽ giúp cho Gen Z lựa chọn phương pháp và lộ trình phù hợp để sớm đạt được tự do tài chính.

GenZ đầu tư: Không bỏ phí dù chỉ 10.000đ, học cách chơi chứng khoán vì quyết để tiền không nhàn rỗi - Ảnh 4.

Đầu tư dễ dàng, an nhàn sinh lời với Viettel Money

Nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng, Viettel Money hiện đã có dịch vụ mở tài khoản và giao dịch chứng khoán ngay trên ứng dụng.

Từ 01/03/2024 đến 30/04/2024, khách hàng mở mới tài khoản chứng khoán VPS trên ứng dụng Viettel Money sẽ nhận được các ưu đãi hấp dẫn, bao gồm: Miễn phí giao dịch cho phiên giao dịch đầu tiên, nhận tư vấn và hỗ trợ miễn phí từ chuyên gia đầu tư và phần quà lên tới 500 nghìn đồng.


theo Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM