Hoá ra những quảng cáo đồ ăn chúng ta thường thấy đến 90% là “giả trân”, tinh tường đến mấy cũng khó nhận ra (Phần 1)

Gia Hiển | 17-09-2020 - 08:00 AM

(Tổ Quốc) - Loạt sự thật phũ phàng đằng sau những quảng cáo đồ ăn sẽ khiến không ít người bị sốc.

Đã là quảng cáo thì bao giờ cũng long lanh, hấp dẫn hơn vài phần so với đời thực. Ekip sẽ cố gắng để tô điểm cho sản phẩm nhất có thể, ngay cả với đồ ăn. Không lầm đâu, các món ăn trong quảng cáo cũng sẽ được “trang điểm” theo nghĩa đen, thậm chí là… làm giả.

Có lẽ vì thế mà gần như chúng ta đều bị lừa khi xem quảng cáo đồ ăn, tinh tường mấy cũng khó nhận ra. Nhưng xét cho cùng, đó là điều kiện “cần và đủ” của quảng cáo, dù “giả trân” nhưng hiệu quả đem lại rất chân thật.

1. Một vài loại bánh mì nướng trông có màu nâu cam rất thích mắt thực chất đã được phủ qua… xi đánh giày màu nâu. Món thịt nướng cũng áp dụng mẹo này.

Hoá ra những quảng cáo đồ ăn chúng ta thường thấy đến 90% là “giả trân”, tinh tường đến mấy cũng khó nhận ra (Phần 1) - Ảnh 1.

2. Sữa sánh mịn chan vào các bát ngũ cốc trong clip quảng cáo đôi khi được thay thế bằng… dung dịch keo trắng. Bằng cách này miếng ngũ cốc sẽ giữ được độ giòn lâu hơn trong quá trình quay.

Hoá ra những quảng cáo đồ ăn chúng ta thường thấy đến 90% là “giả trân”, tinh tường đến mấy cũng khó nhận ra (Phần 1) - Ảnh 3.

3. Những viên thuốc sủi đã giúp ekip quảng cáo rất nhiều trong những loại đồ uống có gas, xem hấp dẫn hơn hẳn.

Hoá ra những quảng cáo đồ ăn chúng ta thường thấy đến 90% là “giả trân”, tinh tường đến mấy cũng khó nhận ra (Phần 1) - Ảnh 5.

4. Trong trường hợp cần thiết, food stylist có thể nhồi… giấy vào bụng gà quay để tạo hình đẹp hơn, tất nhiên là lớp da bên ngoài cũng được phủ sơn màu để kích thích hơn phần nào.

Hoá ra những quảng cáo đồ ăn chúng ta thường thấy đến 90% là “giả trân”, tinh tường đến mấy cũng khó nhận ra (Phần 1) - Ảnh 7.

5. Nếu lớp bọt của nước có gas là viên sủi thì lớp bọt của sữa hay cafe trong quảng cáo lại được tạo ra từ… xà phòng. Vừa đủ độ tạo bọt mà không bị quá nhiều, đảm bảo thẩm mỹ.

Hoá ra những quảng cáo đồ ăn chúng ta thường thấy đến 90% là “giả trân”, tinh tường đến mấy cũng khó nhận ra (Phần 1) - Ảnh 9.

6. Các loại kem hoàn toàn có thể làm giả trong studio nhờ các loại bột và màu thực phẩm trộn theo tỉ lệ. Cấu trúc và tạo hình gần như kem thật nhưng không hề bị chảy, giúp tiết kiệm công sức và thời gian trong quá trình quay.

Hoá ra những quảng cáo đồ ăn chúng ta thường thấy đến 90% là “giả trân”, tinh tường đến mấy cũng khó nhận ra (Phần 1) - Ảnh 11.

7. Kem giả thì cũng có đá giả, công thức làm đá giả còn có thể dễ dàng tìm thấy trên Internet.

Hoá ra những quảng cáo đồ ăn chúng ta thường thấy đến 90% là “giả trân”, tinh tường đến mấy cũng khó nhận ra (Phần 1) - Ảnh 13.

8. Phô mai chảy thực chất đã được hoà với… keo dán. Đặc biệt là trong các quảng cáo cần kéo sợi phô mai thì cách làm này sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.

Hoá ra những quảng cáo đồ ăn chúng ta thường thấy đến 90% là “giả trân”, tinh tường đến mấy cũng khó nhận ra (Phần 1) - Ảnh 15.

Nguồn: Tổng hợp

Hoá ra những quảng cáo đồ ăn chúng ta thường thấy đến 90% là “giả trân”, tinh tường đến mấy cũng khó nhận ra (Phần 1) - Ảnh 16.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM