Ngành chăm sóc sắc đẹp và làm đẹp: Cơ hội và thách thức

Quang Vũ | 27-07-2023 - 19:00 PM

Theo Google Trends, từ khóa "gội đầu dưỡng sinh" trong 5 năm trở lại đây đã nhận được lượt tìm kiếm gấp 10 lần.

Ngành chăm sóc sắc đẹp và làm đẹp: Cơ hội và thách thức - Ảnh 1.

Đỉnh điểm là từ tháng 12 năm 2022 đến nay và tiếp tục gia tăng. Kèm theo đó là sự xuất hiện của hàng trăm mô hình kinh doanh gội đầu dưỡng sinh với nhiều cách thức và dịch vụ đa dạng mức mức độ cạnh tranh không thua kém bất kỳ các loại hình kinh doanh làm đẹp khác.

Khách hàng cần nhiều hơn những gì chúng ta tưởng

Ngày nay, spa và salon không chỉ đơn thuần là nơi để làm đẹp mà còn là một trung tâm chăm sóc toàn diện, cung cấp các liệu pháp và dịch vụ như massage, xông hơi, liệu pháp da mặt và nhiều loại liệu pháp khác nhằm nâng cao sức khoẻ và thể chất. Việc đi spa, salon, gội đầu dưỡng sinh và làm nail không chỉ là một phần của quá trình chăm sóc bản thân mà còn là một xu hướng phổ biến trong giới trẻ, mang lại sự thư giãn và sự tự tin.

Cũng vì thế mà chất lượng dịch vụ mà chúng ta cung cấp chưa phải là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của mô hình kinh doanh. Khách hàng của thời đại số yêu cầu gắt gao ở mảng "trải nghiệm cá nhân". Họ cần:

Sự thoải mái và không gian thư giãn: Môi trường yên tĩnh, âm nhạc nhẹ nhàng và không gian được thiết kế để tạo cảm giác thư thái

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: nhân viên có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm như chuyên gia trong ngành để đảm bảo rằng dịch vụ được thực hiện chính xác và chất lượng.

Sự cá nhân hóa: Khách hàng thích cảm giác được chăm sóc cá nhân hóa và đáp ứng theo nhu cầu riêng của mình như tư vấn và lắng nghe khách hàng để hiểu mong muốn và sở thích của họ là rất quan trọng.

Chính sách giá cả công bằng: Sự minh bạch trong việc tính giá và không có phí ẩn sẽ giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng và hài lòng hơn với dịch vụ.

Với những yêu cầu này của khách hàng, chúng ta thấy rõ được nhu cầu "khốc liệt" của ngành làm đẹp mà chúng ta đang theo đuổi

Khi ngành chăm sóc sắc đẹp luôn là xu hướng

Ngành làm đẹp thường được gắn liền với lối sống phong cách, sự tận hưởng và thời thượng nên khách hàng gội đầu, làm tóc, làm móng mong muốn thấy rõ sự đẹp lên của chính mình trước khi lựa chọn một thương hiệu làm đẹp. Để làm được điều này, chủ của các mô hình làm đẹp cần biết những cách để quảng bá cho thương hiệu của mình trên mạng xã hội ngoài cách chạy quảng cáo Facebook thông thường:

Nội dung thường nhật hấp dẫn: thường xuyên chia sẻ những bí quyết làm đẹp, hình ảnh trước và sau khi làm đẹp, từ đó giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng.

Tạo cộng đồng làm đẹp riêng cho thương hiệu: để tương tác và tạo liên kết với khách hàng, cần chủ động tạo ra một không gian để khách hàng chia sẻ ý kiến, nhận xét, và cùng nhau trao đổi thêm về các dịch vụ của tiệm

Hợp tác với người nổi tiếng: "Ngôi sao A thường xuyên đến đây để làm đẹp" là cách quảng bá thương hiệu đáng tin cậy hơn hẳn so với các hình thức chạy ads thông thường.

Bắt trend mới trên những kênh mạng xã hội mới: Mở rộng phạm vi hoạt động mạng xã hội qua các kênh truyền thông mới nổi như TikTok, chú ý bắt những trend về âm thanh, hình ảnh để thương hiệu được lên xu hướng, bùng nổ khả năng tiếp cận khách hàng mới.

Cuộc đua làm đẹp trên mạng xã hội không chỉ trở nên gay cấn và hấp dẫn đối với các mô hình làm đẹp, spa, salon, nail, gội đầu dưỡng sinh mà còn thu hút lượng lớn những mô hình kinh doanh mỹ phẩm tự phát, đặc biệt với hình thức "livestream bán hàng".

4 quy tắc bất di bất dịch trong ngành làm đẹp

Thách thức trong ngành làm đẹp cũng như quy tắc không thể quên như:

Thu hút và giữ chân khách hàng: phải định rõ mục tiêu thị trường, xác định nhóm khách hàng mục tiêu và phát triển chiến lược tiếp thị phù hợp để tạo sự quan tâm và tăng số lượng khách hàng.

Quản lý nhân viên: việc tìm kiếm, thuê và giữ chân nhân viên tài năng, đồng thời đảm bảo đào tạo và phát triển họ, là một thách thức quan trọng mà các chủ doanh nghiệp phải đối mặt.

Tuân thủ quy định và yêu cầu pháp lý: có nhiều quy định và yêu cầu pháp lý liên quan đến vệ sinh, an toàn và chất lượng dịch vụ cần đảm bảo để luôn tạo nên sự uy tín trong mắt khách hàng.

Đặc biệt là quản lý tài chính: Quản lý tài chính là một nỗi lo lớn đối với nhiều chủ doanh nghiệp trong ngành spa, nail và salon. Chi phí thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị và sản phẩm, chi trả lương cho nhân viên và quảng cáo là những yếu tố tài chính quan trọng cần được quản lý cẩn thận để đảm bảo lợi nhuận và sự ổn định của doanh nghiệp.

Ngành chăm sóc sắc đẹp và làm đẹp: Cơ hội và thách thức - Ảnh 2.

Để có thể tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải có dòng tiền ổn định hoặc khả năng tiếp cận vốn. Một trong những hình thức vay vốn khả thi tại Việt Nam cho các hộ kinh doanh gia đình trong lĩnh vực làm đẹp chính là các gói vay tín chấp. Tiêu biểu như gói vay KBank Biz Loan với hỗ trợ tiếp vốn không cần bảo lãnh hay tài sản thế chấp từ các chủ kinh doanh với thời hạn trả góp linh hoạt từ 12 đến 36 tháng cho hạn mức tối đa 300 triệu VND. Với 100% thao tác đăng ký trên online, không phải đến Ngân hàng, bất kỳ ai, chủ doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp vốn cho hộ kinh doanh của mình. Xem thêm thông tin về gói vay tín chấp của KBank Biz Loan tại đây.

Nếu bạn là chủ cửa hàng có mặt trên các nền tảng này Shopee, Lazada, Grabbossclub, Sendo Kiotviet, Ipo) chỉ cần CMND, CCCD. Bạn không phải gửi bảng sao kê ngân hàng hoặc chuẩn bị bất kỳ tài sản thế chấp nào.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM