Những đôi giày "độc bản": Sự xa xỉ chứa đựng tâm huyết của nghệ nhân và quan điểm thẩm mỹ của người sở hữu

(Tổ Quốc) - Với tần suất sử dụng và yêu cầu về chức năng, mỗi đôi giày "bespoke" hay giày "độc bản" đều đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư của cả đôi bên: nghệ nhân và khách hàng.

Bắt nguồn từ Savile Row – con phố may mặc cao cấp nổi tiếng nhất châu Âu, ban đầu "bespoke" được các thợ may sử dụng để chỉ những bộ suit "spoken for" một khách hàng cá nhân. Nghĩa là mỗi súc vải, số đo,mẫu bìa… được tao ra cho một người duy nhất. Hay nói cách khác, chúng không có cái thứ hai. Không chỉ là sản phẩn độc bản, một bộ suit bespoke còn vừa vặn tuyệt đối và tôn vinh những đường nét của cơ thể.

Dần dần, "bespoke" vượt ra khỏi giới hạn của những bộ suit đơn thuần, trở thành một từ đại diện cho tất cả những món đồ được đặt làm riêng cho một đối tượng cụ thể - một tiêu chuẩn của sự xa xỉ và chăm chút bản thân. Bởi lẽ, không phải ai cũng có thể tự tin nhận làm một sản phẩm "bespoke", và cũng không phải ai cũng có khả năng chi trả cho những món đồ "bespoke".

Và trong tất cả sự xa xỉ đó, những đôi giày luôn nằm ở vị trí rất cao.

Sự xa xỉ kín đáo trên mỗi bước đi

Bàn chân, tưởng chừng không có gì đặc biệt, nhưng hoá ra lại rất phức tạp. Mỗi người có một kết cấu bàn chân khác nhau, từ kích cỡ, hình dáng của từng bộ phận, đến thói quen bước đi… tất cả những điều đó đều cần được tính toán kỹ càng để tạo ra được một đôi giày thực sự "dành riêng" cho chủ nhân.

Hành trình để tạo ra một đôi giày "bespoke" cũng giống như tạo ra những bộ suit tại Savile Row, là hành trình chung sức của cả người thợ lẫn khách hàng. Không chỉ đơn giản để lại số đo ở cửa hàng rồi đi về, mỗi khách hàng sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình để tạo ra đôi giày cho chính mình. Khi đến lấy số đo, khách hàng sẽ được người thợ đưa ra lời khuyên và một số đề xuất, sau đó cả hai cùng bàn bạc về phong cách, kiểu dáng, chất liệu, màu da, loại đế, da lót, các chi tiết đính, khâu, đục… trên đôi giày.

Giày bespoke không chỉ có các chi tiết được làm thủ công cực kỳ tỉ mỉ, phù hợp với sở thích cá nhân mà còn đem lại sự thoải mái vượt trội nhờ các chất liệu cao cấp được tuyển chọn kỹ càng. Đối với khách hàng, khi quyết định làm giày bespoke, điều quan trọng nhất không phải là các yếu tố thuộc về đôi giày mà chính là người thợ – người có thể giúp đưa ra những gợi ý phù hợp, thậm chí quyết định hộ khách hàng dựa trên kinh nghiệm của chính mình.

Chính vì lẽ đó, không phải ai cũng có thể làm được giày – chỉ những người có kinh nghiệm lâu năm, hoặc thừa hưởng được kết tinh của nhiều thế hệ mới có thể tự tin tạo ra những đôi giày bespoke đúng nghĩa.

Trong cộng đồng những quý ông sang trọng, có một cái tên vẫn luôn được tin tưởng: John Lobb.

Những đôi giày độc bản: Sự xa xỉ chứa đựng tâm huyết của nghệ nhân và quan điểm thẩm mỹ của người sở hữu - Ảnh 1.

"Hãy để đôi giày nói về chủ nhân"

Nếu như nhắc đến suit, người ta nhắc đến Savile Row, nhắc đến đồng hồ sẽ là Patek Philippe, thì với giày, đó là John Lobb. Không phải ngẫu nhiên, thương hiệu này trở thành "ông hoàng" của ngành giày thủ công. Đằng sau thành công của thương hiệu 150 tuổi là thiết kế tinh xảo, độ bền bỉ và những giá trị vô hình đến từ mỗi chủ nhân. 

Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "A Gentleman in Moscow", nhà văn Amor Towles đã có một câu nói nổi tiếng: "Sự khác biệt duy nhất giữa tất cả mọi người và không ai cả là những đôi giày". Mới nghe có vẻ khó hiểu, nhưng điều đó sẽ trở nên dễ chấp nhận nếu chúng ta nhận ra rằng không phải trang phục, mà là những đôi giày sẽ nói nhiều về chủ nhân hơn bất kỳ thứ gì trên người.

Ai cũng có thể mặc suit, nhưng giày của một người quân nhân sẽ khác đôi giày mũi bọc thép của người kỹ sư. Đôi giày đỏm dáng đầy logo của một cậu choai choai sẽ không thể đánh đồng với đôi giày khâu tay, không có thương hiệu được tạo ra riêng cho một quý ông lịch lãm. John Lobb được sinh ra chính là dành cho những người như vậy.

Sở hữu một đôi giày độc bản, với quý ông, như một tấm thị thực để sải bước tự tin tiến vào thế giới của những người "trưởng thành". Sự trưởng thành này không phải ở tuổi tác, mà là một ranh giới: thời điểm "chín" của người đàn ông, vững vàng về địa vị và danh vọng, thấu hiểu những giá trị vô hình và trân trọng những xa hoa kín đáo.

Từ Club Privée ở Hong Kong đến Club 33 ở California, đôi John Lobb như một tín hiệu để những người đàn ông thành đạt nhận ra nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Giá trị của một đôi bespoke của thương hiệu không nằm ở con số cần bỏ ra để sở hữu, cũng không nằm ở 6 hay 8 tháng chờ đợi, mà nằm ở sự "riêng mình" của từng lỗ xỏ dây, hay ký hiệu riêng trên mỗi đôi giày. Đó là giá trị chứng minh sự trưởng thành cho người đàn ông, được đảm bảo bởi 150 năm kinh nghiệm trên mỗi bước chân ngày thường.

Nam Thu

Tin mới