Những ngày bận rộn của xóm chổi đót duy nhất ở Sài Gòn: "Tết đến rồi ai cũng sắm sửa, cả năm trời có được tháng này thôi"

Văn Tiên - Clip: Kingpro | 31-01-2021 - 01:01 AM

(Tổ Quốc) - 6h sáng, con hẻm nhỏ nằm trong chợ Bình Tiên (quận 6) nhộn nhịp hẳn, cô Nở cùng nhiều hộ dân tất bật với những bó đót trên tay để bắt đầu ngày làm việc mới: Bó chổi.

Những ngày bận rộn của xóm chổi đót duy nhất ở Sài Gòn: Tết đến rồi ai cũng sắm sửa, cả năm trời có được tháng này thôi - Ảnh 1.

Những ngày cuối năm, xóm chổi quận 6 tất bật hơn mọi ngày khi có nhiều đơn đặt hàng

Hơn 45 năm qua, công việc vất vả này đã gắn liền với cô Nở (67 tuổi) khi từ Quảng Ngãi vào thành phố tìm kế sinh nhai. Dù hiện nay, công việc làm chổi đót không còn thịnh vượng như trước nhưng với nhiều hộ dân, đây là cách duy nhất để họ tồn tại, bám trụ ở Sài Gòn.

Dù thu nhập không đáng là bao nhưng nhiều hộ dân vẫn gắn mình với nghề làm chổi đót

Những ngày bận rộn của xóm chổi đót duy nhất ở Sài Gòn: Tết đến rồi ai cũng sắm sửa, cả năm trời có được tháng này thôi - Ảnh 3.

Cô Nở - hay gọi là má 6 là một trong những người thợ lâu năm tại xóm chổi

"Năm nay dịch bệnh kéo dài quá, chổi bán không được, cả năm trời ế ẩm, mấy ngày này khá hơn nên ai cũng vui mừng", cô Nở vừa nói vừa siết chặt sợ dây kẽm vào từng bó đót, cười nghẹn.

Nếu như nhiều làng nghề truyền thống đã cơ giới hóa sản xuất đại trà, tiết kiệm thời gian, công sức thì với những người dân "xóm chổi", họ vẫn làm chổi bằng thủ công từ việc xé bông đót, làm tua, chẻ thân chổi, chặt tề đến đóng đinh, giao hàng.

Các công đoạn làm chổi được mọi người phân công, chia nhau một cách rõ ràng

Những ngày bận rộn của xóm chổi đót duy nhất ở Sài Gòn: Tết đến rồi ai cũng sắm sửa, cả năm trời có được tháng này thôi - Ảnh 5.

Giá cả của mỗi cây chổi dao động từ 20-60 ngàn tùy vào chất lượng người tiêu dùng mong muốn

Cầm một bó bông đót trên tay rồi đặt vào bàn cân, cô Loan cho biết công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhanh nhẹn của người thợ làm nghề. "Vì chỉ cần sơ suất, quá tay là lỗ, mấy cái này lời đã ít, giờ lỗ vốn nữa là đi toi", cô Loan cười nói.

Lý giải về việc làm chổi bằng thủ công mà không áp dụng máy móc, một phần những người dân xóm chổi đều đã quen với công việc chân tay, phần khác vì gánh nặng chi phí và thị hiếu khách hàng.

"Mọi người mua cũng chuộng loại chổi làm bằng tay vì bền chặt, đẹp hơn nên mình phải chấp nhận. Có hôm dùng sức siết kẽm cho từng bó đót sưng hết cả tay", cô Nở nói.

Đa phần những người dân tại đây đều ở huyện Mộ Đức, Đức Phổ của tỉnh Quảng Ngãi

Vì tuổi cao nên cô Nở không làm được nhiều, thu nhập những ngày cận Tết khoảng 200 ngàn đồng, còn ngày thường thì năm bảy chục, đủ để rau cháo qua ngày.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thu nhập kém hơn mọi năm nên cô Nở quyết định ăn Tết ở Sài Gòn cho đỡ chi phí, những ngày cuối năm tranh thủ bó chổi để kiếm tiền, giá chổi dao động từ 20 ngàn đến 60 ngàn tùy loại.

Những ngày bận rộn của xóm chổi đót duy nhất ở Sài Gòn: Tết đến rồi ai cũng sắm sửa, cả năm trời có được tháng này thôi - Ảnh 7.

Cô Nở không về quê vì thu nhập năm nay bấp bênh, những ngày cận Tết, cô cố gắng làm nhiều chổi nhất có thể để trang trải chi phí

Xóm chổi đót duy nhất ở Sài Gòn tất bật dịp cuối năm

Nguồn nguyên liệu làm chổi chủ yếu lấy từ miền Trung, Tây Nguyên, năm nay nguyên liệu khan hiếm do mưa bão ngoài miền Trung nên việc giá cả có lên hơi cao so với những năm trước.

Mặc dù công việc vất vả, thu nhập lại chẳng đáng là bao nhưng với những người dân xóm chổi, còn sức khỏe là họ càng làm. Tiếng cười nói, đùa vui nhau của những người dân quê khiến một xóm nhỏ trở nên rộn ràng hẳn, ai cũng hi vọng sẽ bán được nhiều chổi hơn, có thêm thu nhập để có được một cái Tết no ấm…

Nụ cười vui vẻ của những người thợ bó chổi, lúc nào cũng lạc quan, yêu đời

Những ngày bận rộn của xóm chổi đót duy nhất ở Sài Gòn: Tết đến rồi ai cũng sắm sửa, cả năm trời có được tháng này thôi - Ảnh 10.

Việc tước hoa đót được xem là bước quan trọng để hình thành nên cây chổi

Trước thềm năm mới, ai cũng mong rằng sẽ bán được nhiều chổi hơn để có thể bám trụ với cái nghề truyền thống mà ông cha ta để lại...

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM