Thấu cảm để vững tâm với nghề giáo viên mầm non

| 11-10-2023 - 17:00 PM

(Tổ Quốc) - Tính đến cuối năm 2023, cả nước còn thiếu 51.955 giáo viên cấp mầm non, ngành nghề khan hiếm trên thị trường nhưng vẫn hưởng chế độ "của một đồng, công vô kể"

Mt ngày hoá thân nhiu vai trò ca cô nuôi dy tr

Nếu như đa phần nhân viên văn phòng đi làm từ 8h00 và ra về lúc 17h00 thì thời gian làm việc của các cô giáo mầm non sẽ kéo dài hơn rất nhiều. Các cô thường phải có mặt ở trường từ 7h sáng để chuẩn bị không gian, bữa ăn chu đáo và sẵn sàng đón trẻ lúc 7h15-7h30. Buổi chiều, giáo viên mầm non cũng là người ra về cuối cùng sau khi trả trẻ an toàn.

Một ngày làm việc của các cô sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động như học tập, vui chơi, ăn ngủ, vệ sinh…cho những đứa trẻ chưa biết tự lập và điều chỉnh cảm xúc. Không khó để bắt gặp những hình ảnh các cô giáo một tay dỗ dành bế trẻ, tay kia vẫn liên tục sắp xếp đồ chơi. Vào buổi trưa, khi các con chìm vào giấc ngủ, nhiều cô cũng không kịp nghỉ ngơi mà sẽ tranh thủ khoảng thời gian tĩnh lặng để chuẩn bị giáo cụ học tập.

Cô Hồ Tố Loan (sn 1995, giáo viên trường mầm non Capokids) tâm sự: "Tôi thấy tự hào vì giáo viên mầm non là một nghề rất đặc biệt. Ngoài việc chính là đứng lớp, chúng tôi còn được hoá thân vào nhiều vai trò khác nhau như Mẹ hiền thứ 2, Nhà tâm lý học, Y tá chăm sóc, Biên đạo múa, Nghệ nhân tạo hình… tuy vất vả nhưng đã cho tôi rất nhiều trải nghiệm quý giá".

photo-1

Cô Hồ Tố Loan rạng rỡ trong ngày lễ khai giảng tại Capokids

Thu cm đ vng tâm vi ngh giáo viên mm non

"Nếu đặt mục tiêu kiếm tiền, chắc không ai chọn nghề này" - Cô Loan giãi bày, lương thưởng của giáo viên có thể thấp, nhưng chúng em nhận được nhiều "khoản lương" không để đong đếm được, đó là nụ cười của những đứa trẻ đáng yêu, lời cảm ơn của các bậc cha mẹ và sự ghi nhận của đồng nghiệp, nhà trường.

Như cách nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý đã dành lời ca để tri ân và thấu cảm công việc cao cả ấy:

"Sao em muốn đàn em mau khoẻ

Sau em muốn đàn em mau ngoan

Hay bởi em quá yêu thương

Những đôi môi đỏ, những đôi má tròn"

Trở lại công việc sau đại dịch Covid-19, đón những đứa trẻ như trang giấy trắng tới trường, nhiều bạn còn gặp vấn đề tâm lý sau khoảng thời gian giãn cách xã hội, cô Loan và các đồng nghiệp ngày đêm trăn trở. Đặc biệt là nhóm các bé lên 5, đủ tuổi để chuẩn bị vào tiểu học nhưng chưa đủ kỹ năng để chuyển cấp. Cùng với các chuyên gia giáo dục Capokids và kinh nghiệm 8 năm trong lĩnh vực mầm non, cô Loan đã xây dựng thành công chương trình "Hành trang vào lớp Một", không chỉ trang bị kiến thức tiền tiểu học mà còn giúp các con có thêm nhiều kỹ năng sống, tự tin, độc lập trong môi trường mới. Thành quả là 100% các bạn học sinh lớp cô đều được nhận vào các trường Tiểu học chất lượng cao, phụ huynh bày tỏ sự ngỡ ngàng và cảm phục vì sự tiến bộ của những đứa trẻ.

"Đó là thành quả lớn nhất của những người "ươm mầm tương lai" như chúng em", ánh mắt cô lấp lánh nghĩ về những em bé đáng yêu nay đã chững chạc bước vào Tiểu học. "Em luôn quan sát kỹ và dành sự thấu cảm cho các con. Đừng bao giờ gán nhãn cho trẻ, chúng chậm hơn một chút hay nghịch ngợm hơn một chút cũng không sao. Hãy kiên nhẫn vì mỗi đứa trẻ đều là một thiên tài".

Giáo dục mầm non đặc biệt cần đến sự thấu cảm: giáo viên chân thành với học sinh, phụ huynh đồng cảm với nỗi vất vả của cô giáo, nhà trường quan tâm và tạo điều kiện tốt…tất cả sẽ tạo nên ngôi trường hạnh phúc - lưu giữ những kỷ niệm tuổi thơ vô giá.

photo-1

Khoảnh khắc học tập vui vẻ của cô Hồ Tố Loan và các con

Gi vng đam mê mm non dưi mái trưng CapoKids

Đến với nghề giáo viên mầm non bởi chữ "Duyên", nhưng để gắn bó với nghề thì cần hai chữ "Yêu thương". Giáo viên mầm non là người thầy, người cô đầu tiên trong tâm trí của trẻ, ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của trẻ về thế giới bên ngoài, và đặt nền móng cho trẻ những hình dung về con đường học thuật lương lai. Nếu không xuất phát từ tình yêu thương, ít ai có thể gắn bó với công việc cao cả ấy.

Cô Loan cảm thấy bản thân may mắn khi có cơ duyên được làm việc tại trường mầm non Capokids, nơi có những chuyên gia đầu ngành về tâm lý trẻ em, có các bạn bè đồng nghiệp giàu kinh nghiệm… giúp cô học hỏi, nâng cao nghiệp vụ. Với sứ mệnh "Khai phóng tiềm năng cho trẻ", Capokids cũng khuyến khích các cô giáo phát huy tối đa sự chủ động sáng tạo, ghi nhận và động viên những ý tưởng mới trong công việc. Chương trình "Hành trang vào lớp Một" của cô Loan sau thời gian thí điểm đã được nhân rộng tại các điểm trường Capokids, để nhiều "thủ lĩnh nhỏ" tương lai sẽ không còn sợ lớp Một, tự tin bước vào hành trình mới.

"Tôi hy vọng mô hình Capokids sẽ được nhân rộng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, để nhiều đồng nghiệp của tôi được làm việc trong những môi trường cởi mở và tiến bộ. Giáo viên mầm non nhận được nhiều hơn sự thấu cảm từ cộng đồng, để từ đó giữ vững niềm đam mê với công việc "ươm mầm xanh" cho đất nước.

photo-2

Chương trình "Hành trang vào lớp Một" giúp các con không còn lo lắng khi chuyển cấp.

 

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM