Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học: Đường có xấu không?

Quang Vũ | 13-12-2022 - 11:30 AM

Khi xung quanh vẫn còn tồn tại nhiều nhận định khác nhau về việc thực phẩm tốt hay xấu, thì đâu là câu trả lời chính xác để bạn "nương theo" và xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý?

Định nghĩa tốt - xấu luôn nhận được tranh cãi và thực phẩm cũng vậy

Tết luôn là khoảng thời gian "chạy nước rút" để đạt được KPI không chỉ trong công việc mà còn là vóc dáng cân nặng. Nhiều bạn trẻ, đặc biệt là dân văn phòng bắt đầu từ chối ly trà sữa full topping hay món bánh trộn cứu đói quen thuộc mỗi chiều. Họ quan tâm tới những thực phẩm đưa vào cơ thể mỗi ngày cũng như bắt đầu thiết lập chế độ ăn uống khắt khe hơn.

Theo dòng chảy của lối sống "healthy" đó, gần đây, một cuộc tranh luận về thực phẩm tốt và xấu đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng, thông qua một video phỏng vấn thực tế. Có rất nhiều nhận định về một chế độ dinh dưỡng đúng chuẩn từ đa dạng góc nhìn của sinh viên, nhân viên văn phòng đến người nội trợ. Chưa bàn đến vấn đề đúng sai nhưng ta dễ dàng thấy mọi người đều tin rằng chế độ dinh dưỡng khoa học là ăn đầy đủ chất, đúng bữa, thêm rau xanh, trái cây và hạn chế đường cũng như dầu mỡ.

Street interview - Thực phẩm TỐT, thực phẩm XẤU mùa Tết

"Điểm mặt chỉ tên" cụ thể những loại thực phẩm tuy quen thuộc nhưng lại tồn tại vô số ý kiến trái chiều xung việc đánh giá tốt xấu. Đầu tiên, phải kể đến sô cô la đen và phô mai, một số bạn cho rằng béo và ngọt, vì mặc định hai loại thực phẩm này luôn gắn liền cùng hình ảnh tiêu cực. Tuy nhiên, có người nghĩ sô cô la tốt với tim mạch và phô mai cũng an toàn nếu như chúng ta sử dụng vừa đủ. Trái cây nhìn tưởng chừng "trong sạch" nhưng lại có ý kiến vài loại trái cây nếu ăn lúc đói sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.

Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học: Đường có xấu không? - Ảnh 2.

Cuộc phỏng vấn thực tế cho thấy có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh thực phẩm tốt xấu

Đặc biệt, đường được xem là nhân vật nhận khá nhiều tranh cãi khi trước giờ luôn bị xếp loại vào hạng "cá biệt", bởi mọi người nghĩ rằng đường là nguyên nhân tăng cân và gây ra nhiều bệnh như béo phì, tiểu đường… Theo số liệu trong báo cáo được cung cấp từ YouNet Media, agency hàng đầu về Social Insight & Solution tại Việt Nam năm 2017. 68% người tham gia thảo luận muốn hạn chế sử dụng đường và 32% có nhu cầu loại bỏ đường hoàn toàn khỏi món ăn của mình với nhận thức rằng đường và đồ ngọt gây nên các bệnh béo phì, tiểu đường. Vậy đường thực sự là thực phẩm xấu hay vô tình bị chúng ta "trông mặt bắt hình dong" và "dán nhãn" độc hại?

Giải oan cho đường – nạn nhân tiêu biểu của việc "dán nhãn" thực phẩm tốt xấu

Ngày nay, văn hoá ăn kiêng, marketing hay mạng xã hội đã chia thế giới dinh dưỡng thành hai nhóm thực phẩm tốt và thực phẩm xấu. Khi nhắc đến thực phẩm tốt, bộ não liền xuất hiện hình ảnh của rau xanh, trái cây... Ngược lại, đường và các sản phẩm từ đường hay chứa đường đều thuộc nhóm "thực phẩm xấu".

Thực chất, trên cơ sở khoa học, đường thuộc nhóm carbohydrate - một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cùng với protein, lipid và vitamin. Mỗi nhóm chất dinh dưỡng sẽ giữ từng vai trò khác nhau, nhưng đều là nhân tố quan trọng tạo nên thế giới dinh dưỡng khoẻ mạnh và cân bằng. Đường giữ vai trò giúp duy trì năng lượng cho những hoạt động hằng ngày. Nếu chúng ta thiếu đường sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu tỉnh táo, hay quên, không suy nghĩ mạch lạc. Bên cạnh đó, đường cũng là một thành phần cơ bản cấu tạo nên các mô tế bào của cơ thể, giữ vai trò giúp điều hoà những hoạt động trao đổi chất, trong đó có cả việc cung cấp chất xơ.

Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học: Đường có xấu không? - Ảnh 3.

Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, mức tiêu thụ đường trung bình cần thiết cho một người trong một ngày là không quá 25gr (Nguồn ảnh: Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia)

Do đó, chúng ta không thể mặc định đường là xấu và vô tình loại thực phẩm này khỏi bữa ăn hay chế độ dinh dưỡng của mình. Bất kể điều gì cũng luôn tồn tại hai mặt tốt và xấu song song, thực phẩm cũng vậy. Như trong cuộc phỏng vấn, một số bạn chia sẻ rằng không có thực phẩm nào tốt 100% và cũng không có thực phẩm nào hoàn toàn xấu, tất cả phụ thuộc vào chế độ, liều lượng và nguồn gốc thực phẩm đó. Điều bạn cần là lắng nghe và hiểu cơ thể của mình để tìm ra chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân. Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, mức tiêu thụ đường trung bình cần thiết cho một người trong một ngày là không quá 25gr.

Đối với đường, bên cạnh việc sử dụng đúng định lượng, bạn cần lựa chọn đường có nguồn gốc, nhãn mác và xuất xứ rõ ràng, để an tâm hơn về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên các sản phẩm đường có màu trắng tự nhiên và không biến màu trong quá trình lưu thông.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM