Vì sao báo chí bị mời ra ngoài sau 15 phút họp khẩn về ô nhiễm không khí?

(Tổ Quốc) - Theo ghi nhận của báo giới, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đề nghị báo chí chỉ dự 15 phút đầu của cuộc họp.

Chiều nay (19/12), Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức cuộc họp khẩn với các Bộ, ngành liên quan, về giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí tại các đô thị lớn. Bộ trưởng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp. Ngay trước cuộc họp này, suốt trong nhiều ngày liên tiếp, chất lượng không khí ở Hà Nội ở ngưỡng xấu, ảnh hưởng sức khỏe người dân.

Song theo ghi nhận của Zing.vn, ngay khi mở đầu cuộc họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà dù hoan nghênh đông đảo kênh thông tấn có mặt đưa tin, nhưng lo ngại việc báo chí có mặt đông đảo dễ khiến những đại biểu bị "tâm lý" khi phát biểu, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến việc trao đổi, thảo luận và khiến các đại biểu "e ngại".

PV Zing.vn thuật lại, Bộ trưởng TN&MT đề nghị báo chí chỉ dự 15 phút đầu của cuộc họp, sau đó sẽ có thông cáo nội dung đầy đủ sau cuộc họp.

Báo Thanh niên cũng ghi nhận, sau phát biểu mở đầu, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà đã có lời mời hàng chục phóng viên báo chí ra khỏi cuộc họp. Ông Hà nói: "Tôi đề nghị cách làm việc thế này, nếu không sẽ rất khó làm việc, các đại biểu bị tâm lý khi phát biểu.

Các cơ quan báo chí tác nghiệp đông quá, tôi rất sợ ảnh hưởng đến việc trao đổi, thảo luận. Tinh thần anh chị em dự phần đầu cuộc họp, trao đổi chung. Còn ngay sau cuộc họp, sẽ có ngay thông cáo báo chí về kết quả cuộc họp".

Theo báo Giao thông, một vị trong ban tổ chức cho hay, phóng viên sẽ được mời tham dự lại trong 15 phút cuối khi chủ tọa phát biểu kết luận cuộc họp.

Vì sao báo chí bị mời ra ngoài sau 15 phút họp khẩn về ô nhiễm không khí? - Ảnh 2.

Rất đông phóng viên tới dự cuộc họp về ô nhiễm không khí. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )

Theo Vietnamplus, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói, cuộc họp hôm nay sẽ tập trung vào việc đánh giá diễn biến tình hình môi trường, chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội và TP.HCM, trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm các nước, cần phân tích các thông số các chỉ số đo trong 5 năm vừa qua, đặc biệt là năm 2019 có xu hướng gia tăng. Qua đó các bên sẽ thống nhất biện pháp, giải pháp để đảm bảo sức khỏe cho người dân.

> Khuyến cáo của Bộ Y tế về đối phó với ô nhiễm không khí (nguồn: TTXVN/Vietnam )

Vì sao báo chí bị mời ra ngoài sau 15 phút họp khẩn về ô nhiễm không khí? - Ảnh 3.

(Tổng hợp)

Thanh Tú

Tin mới