3 môn thể thao kích thích trẻ phát triển chiều cao tại nhà, dễ tập hơn bơi lội hay nhảy cao

Phan Hằng | 10-11-2023 - 16:22 PM

(Tổ Quốc) - Tập thể thao là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện chiều cao của trẻ.

Theo số liệu nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, mùa thu là thời điểm tốt nhất để trẻ phát triển chiều cao, cha mẹ phải nắm bắt cơ hội này để tăng chiều cao cho con mình.

Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ đó là chế độ ăn uống, giấc ngủ và vận động, trong đó vận động là yếu tố then chốt.

Mùa thu thời tiết mát mẻ, thích hợp cho các hoạt động ngoài trời, cha mẹ nên dành thời gian để đưa con mình ra ngoài nhiều hơn vào dịp cuối tuần. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên khuyến khích con mình vận động tại nhà với một số bài tập phù hợp.

3 môn thể thao kích thích trẻ phát triển chiều cao tại nhà, ít rắc rối hơn so với bơi lội hay nhảy cao - Ảnh 1.

Bài tập nào có thể kích thích trẻ phát triển chiều cao?

Bạn biết đấy, không phải môn thể thao nào cũng giúp trẻ phát triển chiều cao. Các môn như ném tạ, kéo co, đấu vật, chạy bộ đường dài... không có lợi cho trẻ. Hơn nữa, nếu trẻ tham gia các môn thể thao này với tần suất dày đặc trong thời gian dài, chúng có thể bị tổn thương sụn, không những không đạt được hiệu quả phát triển chiều cao mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Vậy những môn thể thao nào sẽ kích thích trẻ phát triển chiều cao? Trên thực tế cha mẹ nên tập trung vào những môn thể thao có thể kích thích chi dưới, vì sự phát triển của xương chi dưới là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của trẻ.

Vì vậy, nếu trẻ tập một số bài tập kích thích chi dưới, chúng có thể cao lên. Đối với những môn thể thao có thể kích thích chi dưới, phổ biến nhất là bơi lội và nhảy cao.

1. Bơi lội

Bơi lội là môn vận động toàn thân, các động tác bơi kích thích chi dưới, rất có lợi cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, bơi lội còn có thể rèn luyện chức năng tim phổi của trẻ mà không gây áp lực lớn lên các khớp, đây là bài tập phát triển chiều cao rất tốt.

3 môn thể thao kích thích trẻ phát triển chiều cao tại nhà, ít rắc rối hơn so với bơi lội hay nhảy cao - Ảnh 2.

Bơi lội tuy tốt nhưng vẫn có một số nhược điểm:

- Trẻ cần có sự đồng hành của cha mẹ trong giai đoạn đầu mới biết bơi, cần tới địa điểm chuyên nghiệp để tập bơi, huấn luyện viên, hơn nữa còn phải cần đồ bơi, kính bơi, các thiết bị phụ trợ, sau đó còn phải khởi động, thay quần áo, tắm rửa sau khi bơi... Tất cả những điều này đều tốn nhiều thời gian, khó thực hiện như một bài tập hằng ngày.

- Để duy trì chất lượng nước của bể bơi, các địa điểm bơi lội sẽ xử lý nước hằng ngày, sử dụng chất khử trùng như clo, chất làm sạch trong quá trình xử lý. Nếu trẻ có làn da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng.

- Bơi lội không phải là kỹ năng mà ai cũng có thể dễ dàng thành thạo, người học bơi cần phải luyện tập trong thời gian dài. Đồng thời, bơi lội không phải là "kỹ năng duy trì vĩnh viễn", nếu không bơi thường xuyên sẽ dễ quên hết những gì mình đã học.

- Trẻ có thể uống nước, ngạt thở, thậm chí đuối nước nếu không có sự quan sát của người lớn.

2. Nhảy cao

 

Nhảy cao là môn thể thao kích thích mạnh mẽ chi dưới, khi thực hiện nhảy cao trẻ cần thực hiện các động tác như chạy lấy đà và nhảy. Các động tác này đều có lợi cho sự phát triển của xương.

3 môn thể thao kích thích trẻ phát triển chiều cao tại nhà, ít rắc rối hơn so với bơi lội hay nhảy cao - Ảnh 3.

Hơn nữa, khi thực hiện các bài tập nhảy cao, cơ thể trẻ cũng sẽ tiết ra một lượng hormone tăng trưởng nhất định, điều này sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của chi dưới, khiến trẻ cao lớn hơn.

Tuy nhiên, môn thể thao này cũng có một số nhược điểm nhất định như cần có địa điểm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, các trang thiết bị cụ cồng kềnh, diện tích tập luyện rộng... Điều này hiển nhiên phần lớn các gia đình không thể tự trang bị cho con mình tập nhảy cao tại nhà.

Vì vậy, nhảy cao tuy có tác dụng tốt cho việc phát triển chiều cao nhưng lại quá rắc rối và không phù hợp để luyện tập hằng ngày.

Những môn thể thao hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ tại nhà

Bơi lội và nhảy cao tốn thời gian và không đáp ứng được yêu cầu vận động hằng ngày của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần tìm một số hoạt động thể thao không chỉ giúp trẻ phát triển chiều cao mà còn thuận tiện cho trẻ thực hiện mọi lúc mọi nơi.

Các bài tập sau đây có thể tập tại nhà, còn có thể giúp trẻ phát triển chiều cao, cha mẹ có thể tham khảo:

- Yoga

Tập yoga thực sự rất có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ, nó không chỉ có tác dụng kích thích hệ thần kinh, tăng cường cơ bắp mà còn thúc đẩy sự phát triển chiều cao của trẻ, tăng dung tích phổi của trẻ, cải thiện vóc dáng, chất lượng giấc ngủ...

3 môn thể thao kích thích trẻ phát triển chiều cao tại nhà, ít rắc rối hơn so với bơi lội hay nhảy cao - Ảnh 4.

Ngoài ra, yoga còn có thể nâng cao khả năng tập trung, phù hợp đối với sự tăng trưởng về thể chất và tinh thần của trẻ.

Những hạn chế vận động của yoga cũng rất nhỏ, trẻ em thường có thể tập ở nhà, khi tập chỉ cần một tấm thảm tập yoga, đơn giản, tiện lợi, không nguy hiểm, hiệu quả rất cao.

- Nhảy dây

Nhảy dây có nhiều lợi ích vượt trội hơn ác bài tập nhảy khác. Những bước nhảy liên tục và bật lên cao có tác dụng kích thước bắp chân mạnh mẽ, hiệu quả tăng chiều cao rất rõ rệt.

3 môn thể thao kích thích trẻ phát triển chiều cao tại nhà, ít rắc rối hơn so với bơi lội hay nhảy cao - Ảnh 5.

Tuy nhiên, khi nhảy dây trẻ phải nắm vững tư thế đúng và chú ý một số chi tiết để tránh tác động quá nhiều đến các khớp. Trẻ cũng cần mang giày có độ đàn hồi tốt, nhớ buộc dây giày để tránh vấp ngã. Khi nhảy dây nên sử dụng loại dây chuyên nghiệp và phải kiểm soát được độ dài.

- Ngồi xổm

Loại bài tập này tưởng chừng như là một bài tập đơn giản nhưng thực chất lại kích thích mạnh mẽ đôi chân của trẻ, nó có tác dụng giúp giãn cơ chân, tiết hormone tăng trưởng, từ đó thúc đẩy trẻ phát triển chiều cao.

3 môn thể thao kích thích trẻ phát triển chiều cao tại nhà, ít rắc rối hơn so với bơi lội hay nhảy cao - Ảnh 6.

Khi tập bài tập này, trẻ cần chú ý một số điểm cơ bản như chi trên và chi dưới ở trạng thái tự nhiên, nâng cánh tay lên một góc 90 độ so với thân mình và từ từ ngồi xổm xuống (cẩn thận không ngồi xổm đột ngột). Tư thế ngồi xổm xuống cho đến khi đùi và bắp chân tạo thành 90 độ, dừng lại, giữ trong 5 giây, sau đó từ từ đứng lên và trở về tư thế đứng.