Bộ sưu tầm hơn 1000 chiếc thìa của nữ tiến sĩ người Việt: "Có chiếc được làm sau Chiến tranh Thế Giới thứ 2, chứa đựng nhiều nét văn hoá"

Bích Loan | 08-12-2022 - 14:44 PM

(Tổ Quốc) - Bộ sưu tập thìa đến hơn 1000 chiếc quý giá của nữ tiến sĩ Cherry Vũ và mục tiêu “lệch pha” mang đầy giá trị của việc sưu tầm.

Nữ tiến sĩ với sở thích khác hẳn phần đông phái đẹp

Thông thường tuyên ngôn về tính nữ sẽ được mọi người nhìn nhận rõ nhất qua sở thích chung của phần đông chị em, đó là mua sắm và sưu tập các món đồ thời trang, mà cụ thể là túi xách, quần áo, giày dép, phụ kiện. Dễ hiểu, những bộ đồ hiệu hay những chiếc túi xách, đôi giày đắt tiền ngày nay ở góc độ nào đó đã trở thành một niềm tin về địa vị, may đo sự hiểu biết, năng lực tài chính và năng lượng tự tin cho người sở hữu. Đồng thời, chính vì phái đẹp có “bản năng" say mê cái đẹp. 

Tuy nhiên, chị Cherry Vũ lại có sở thích khác với phần đông phụ nữ - thoả mãn nhu cầu hài lòng về sự đẹp đẽ qua những chiếc thìa.

Chị Cherry Vũ (Tiến sỹ Vũ Anh Đào) đang sống tại Wellington, New Zealand. Chị hiện là CEO của công ty tư vấn toàn cầu Teal Unicorn, Two Hills có trụ sở chính tại New Zealand; Nhà sáng lập và Chủ tịch của Open Management Academy (Học viện Quản lý Mở) đào tạo cho lãnh đạo và các nhà quản lý trên toàn thế giới. Chị cũng là tác giả của những cuốn sách áp dụng tư duy quản lý cấp tiến trong việc làm cha mẹ được các bậc phụ huynh yêu thích: Con mình chẳng lẽ lại “vứt”? và Thế bây giờ mẹ muốn cái giề?

Là một người phụ nữ thành đạt, nhưng chị Cherry Vũ chia sẻ: “Chị không phải là người thích những thứ như túi xách, quần áo, giày dép hàng hiệu. Chắc là trên người chị chẳng có thứ gì hàng hiệu cả, chị là người sống khá giản dị, nên cũng không phải là cần có rất nhiều tiền mới chơi được thú chơi sưu tầm thìa. Chuyện này chỉ cần đam mê, chú ý và thực sự yêu thích thôi.”

Khi nghe nhiều người cho rằng thú chơi sưu tập vật phẩm “chỉ dành cho người giàu", chị nói: “Mọi người nghĩ như thế vì mọi người chưa thử bao giờ, mọi người chưa dành thời gian và tiền bạc “chơi", chứ thật ra thú chơi này rẻ hơn rất nhiều so với những thứ mọi người thường tiêu như quần áo hàng hiệu, túi hàng hiệu. Một chiếc túi Louis Vuitton có giá vài ngàn đô chẳng hạn thì so ra mua được rất nhiều chiếc thìa.

Cho nên thú chơi được quyết định xem mọi người hứng thú với thứ gì. Chuyện sưu tầm thìa, đắt lắm chỉ tầm 200 đô/chiếc, thì cũng không phải là một thứ gì quá nhiều tiền”.

Thú chơi sưu tầm thìa của nữ tiến sĩ người Việt - có chiếc được làm sau Chiến tranh Thế Giới thứ 2 có chiếc chứa đựng văn hoá một quốc gia - Ảnh 2.

Một số ít trong bộ sưu tập thìa của chị Cherry

Bộ sưu tập khổng lồ dành 16 năm tích luỹ

Sở hữu bộ sưu tập thìa lên đến 1000 chiếc, nhiều cái làm từ bạc nguyên chất và nạm vàng, có chiếc chuôi còn nạm thạch và đá, có thể gọi thậm xưng đây là cả một kho báu.

“Chị bắt đầu sưu tầm năm 2006, cũng khá lâu rồi, tính đến nay thú chơi này đã 16 năm. Trước năm 2006, chị cũng có thìa khi đi du lịch tìm mua hoặc được tặng, nhưng chưa thật sự chú tâm vào thú chơi này, nó chỉ bắt đầu khi chị chuyển đến sống ở New Zealand.

Khi ở Việt Nam thì sưu tầm thìa cũng khó vì thứ nhất là không có nhiều chỗ để tìm đến mua, thứ hai là thời tiết không thuận lợi nên làm những món đồ bạc dễ bị oxy hoá. Khi đó thìa được chị giữ trong hộp, sau này ra nước ngoài mới bắt đầu treo lên, dễ nhìn dễ ngắm nghía nên cảm thấy thích hơn nhiều, do đó cũng làm mình chú tâm vào việc sưu tầm.”

Thú chơi sưu tầm thìa của nữ tiến sĩ người Việt - có chiếc được làm sau Chiến tranh Thế Giới thứ 2 có chiếc chứa đựng văn hoá một quốc gia - Ảnh 3.

Thú chơi sưu tầm thìa của nữ tiến sĩ người Việt - có chiếc được làm sau Chiến tranh Thế Giới thứ 2 có chiếc chứa đựng văn hoá một quốc gia - Ảnh 4.

Thú chơi sưu tầm thìa của nữ tiến sĩ người Việt - có chiếc được làm sau Chiến tranh Thế Giới thứ 2 có chiếc chứa đựng văn hoá một quốc gia - Ảnh 5.

Thú chơi sưu tầm thìa của nữ tiến sĩ người Việt - có chiếc được làm sau Chiến tranh Thế Giới thứ 2 có chiếc chứa đựng văn hoá một quốc gia - Ảnh 6.

Thú chơi sưu tầm thìa của nữ tiến sĩ người Việt - có chiếc được làm sau Chiến tranh Thế Giới thứ 2 có chiếc chứa đựng văn hoá một quốc gia - Ảnh 7.

“Gia tài” đồ sộ này được chị tích cóp từ những chuyến đi, mỗi lần đến một nơi nào đó, chị lại tìm mua những chiếc thìa đặc sắc, nhiều ý nghĩa hay nhiều câu chuyện mang về nhà. Ngoài ra, chị còn sưu tầm thìa từ những buổi đấu giá. Dù đếm không xuể những chiếc thìa mà mình sở hữu, nhưng điều đặc biệt là chị không mua một chiếc thìa nào trùng nhau.

“Trong thú chơi sưu tập thìa, chị thường hướng tới những tiêu chí như cổ, độc đáo, mới lạ, quý hiếm và đặc biệt không trùng với những gì mà chị đang có. Trong bộ sưu tập của mình, chị thích nhất là chiếc thìa bạc nguyên chất được làm bằng tay từ một nghệ sĩ kim hoàn, được chồng chị tặng nhân ngày kỉ niệm yêu nhau.”

Thú chơi sưu tầm thìa của nữ tiến sĩ người Việt - có chiếc được làm sau Chiến tranh Thế Giới thứ 2 có chiếc chứa đựng văn hoá một quốc gia - Ảnh 8.

Chiếc thìa bạc nguyên chất mà chị thích nhất

Thú chơi sưu tầm thìa của nữ tiến sĩ người Việt - có chiếc được làm sau Chiến tranh Thế Giới thứ 2 có chiếc chứa đựng văn hoá một quốc gia - Ảnh 9.

Vì chuyện sưu tầm kéo dài đã 16 năm, nên chị không thể áng chừng tổng con số tiền mình đã bỏ ra chi, cũng không thể biết chiếc thìa nào là đắt nhất. “Bởi vì có những chiếc thìa rất quý, rất cổ thì nó lại nằm trong một bộ, mà chị thường mua cả bộ khi sưu tầm nên không thể định giá được chiếc thìa nào là đắt nhất. Và khi có thú chơi sưu tầm, không ai tổng kết con số tổng mình đã chi ra cho thú vui đấy bao giờ.”

Vòng quanh thế giới nhờ những chiếc thìa

Không chỉ dừng lại ở cảm giác tận hưởng khi được nhìn ngắm những thứ đẹp đẽ, mà thú chơi này còn mang đến cảm giác thoả mãn khi sở hữu được món đồ mà mình biết rõ giá trị của nó như thế nào.

Những chiếc thìa mà chị sưu tầm, hoặc là mang nét văn hoá của một quốc gia, hoặc là những biểu tượng, tín ngưỡng của vùng miền nào đó... "Không thể nhớ hết những nơi mình đã từng đi qua, nhưng mỗi khi ngắm bộ sưu tập này, chúng gợi cho chị nhiều kỉ niệm. "

Nhờ thú chơi sưu tầm thìa, mà chị có động lực đến nhiều nơi hơn, khám phá nhiều thứ mới, biết thêm nhiều nét văn hoá hay. Như vậy chẳng khác nào, đây chính là những chiếc vé bay đặc biệt.

Thú chơi sưu tầm thìa của nữ tiến sĩ người Việt - có chiếc được làm sau Chiến tranh Thế Giới thứ 2 có chiếc chứa đựng văn hoá một quốc gia - Ảnh 10.

Hơn cả một giá trị sưu tầm

Theo lẽ thông thường, khi theo đuổi thú chơi sưu tầm, người ta thường muốn sở hữu càng nhiều càng tốt, và vô cùng trân quý những vật phẩm trong bộ sưu tập của mình. Vì đây không chỉ là sự đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức mà còn là cả lòng tâm đắc.

Tất nhiên đối với chị Cherry Vũ cũng vậy, chỉ có điều, chị luôn sẵn lòng mang những bộ thìa trong bộ sưu tập của mình “quy đổi" thành những điều ý nghĩa hơn, mà cụ thể là giúp đỡ nhiều hoàn cảnh sống trong xã hội.

“Số lượng thìa trong bộ sưu tập của chị luôn biến chuyển, vì đôi khi chị tặng các tổ chức từ thiện để họ bán đấu giá hoặc chị bán đấu giá để gây quỹ Cơm Có Thịt. Tặng cho các tổ chức, mình cũng có cơ hội để mua mới và sưu tầm (chị cười). 

Ngoài ra, chị thường tặng cho những người chị yêu chẳng hạn cho học viên, bạn bè, khách hàng… giống như món quà kỉ niệm. Vì chị nghĩ, thứ mà mình thích, chắc mọi người cũng thích.”

"Mỗi lần uống cà phê, tùy theo dùng cốc nào tôi sẽ chọn thìa phù hợp, hình như uống cà phê vị cũng khác…"

Bật mí thêm về thú chơi sưu tầm thìa, chị kể: “Chồng chị là một người rất tâm lý, luôn ủng hộ, cổ vũ cả hai tay cho thú chơi này của chị. Cả hai luôn tôn trọng nhau chứ không ai hạn chế ai bao giờ. Nếu như anh ấy tình cờ thấy thú gì và biết chị thích thì anh ấy sẽ chủ động mua. Thế nên anh ấy cũng là một người sưu tầm hộ chị, một cách đắc lực.”

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM