Chọn khởi nghiệp bằng nhượng quyền hay kinh doanh độc lập?

(Tổ Quốc) - Kinh doanh là bài toán nan giải mà người làm chủ doanh nghiệp cần tính toán phương án và nguồn lực để duy trì và phát triển. Việc chọn cách khởi đầu để làm “bệ phóng” cũng rất quan trọng. Làm thế nào để các startup có cái nhìn toàn diện và đúng đắn nhất, hãy cùng lắng nghe phân tích từ chuyên gia tư vấn đầu tư Thanh Thảo.

Bức tranh toàn cảnh của hoạt động kinh doanh trên thị trường

Ngày nay hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, tất cả các loại hình kinh doanh dưới dạng tự phát hoặc quy mô nhỏ không còn dễ dàng như trước kia nữa. Việc đứng ra tự đầu tư và tự quản lý là một bài toán gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đứng trước những thách thức có phần biến chuyển của nền kinh tế nói chung, các CEO công ty startup buộc phải đứng trước giao lộ của con đường với 2 ngã rẽ: lựa chọn tiếp tục "vươn lên" từ con đường cũ là kinh doanh độc lập hay chinh phục xu hướng mới mang tên nhượng quyền thương mại (NQTM) của thời đại?

Ms Thanh Thảo – Chuyên gia tư vấn đầu tư đã có nhận định: "Bức tranh toàn cảnh của hoạt động kinh doanh trên thị trường đã dần trở thành một thách thức không nhỏ đối với các startup. Lựa chọn con đường nào còn tùy thuộc vào định hướng và mục tiêu của quý công ty. Lợi hay hại, cơ hội hay thách thức đều phải được đưa lên bàn cân để cân đo đong đếm. Kinh doanh là một cuộc chiến…"

Theo Luật thương mại, có 3 hình thức nhượng quyền: Theo tiêu chí lãnh thổ; Theo tiêu chí hoạt động kinh doanh; Theo tiêu chí phát triển hoạt động; có thể kể đến như Các thương hiệu nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam có thể kể đến như: KFC, McDonald's, DQ,… thương hiệu Việt Nam đã nhượng quyền thành công có thể kể đến là Trung Nguyên, Phở 24h,…

Các startup nên lựa chọn hướng đi nào để thuận lợi phát triển, thành công?

Trả lời nhanh chóng và ngắn gọn vấn đề này, Ms Thanh Thảo - Chuyên gia tư vấn đầu tư thẳng thắn: "Cả hai đều có những lợi ích riêng, chủ yếu được quyết định bởi tính cách của người doanh nhân. Việc đưa ra quyết định về cách thức hoạt động kinh doanh dù ở hướng nào cũng có những cơ hội và thách thức riêng và đều có thể lấy đó làm một lợi thế lớn khi khởi nghiệp".

Theo nữ CEO cùng tầm nhìn của các chuyên gia trong lĩnh vực, lý do NQTM được xem là xu thế bởi một trong những ưu thế sau:

- Doanh nghiệp được nhượng quyền dễ dàng xây dựng thương hiệu

- Hạn chế những sai lầm trong quá trình vận hành và quản lý;

- Có mạng lưới hỗ trợ chặt chẽ từ công ty nhượng quyền;

- Các vấn đề về tài chính được giải quyết ổn thỏa với kế hoạch kinh doanh và các mối quan hệ được vạch sẵn;

- Nguồn lực hoạt động có quy mô lớn, đủ lực để giúp doanh nghiệp startup hưởng được mức chiết khấu cao nhất có thể.

Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội tốt này cũng song song tồn tại những thách thức nhất định mà doanh nghiệp phải đối mặt.

- Doanh nghiệp có thể làm chuột bạch miễn phí cho bên nhượng quyền;

- Rủi ro chấm dứt hoạt động nhượng quyền không chỉ đến từ bên nhượng quyền mà còn từ bên cho thuê mặt bằng, cũng là mất quyền kinh doanh nhượng quyền;

- Không được thanh lý tồn kho

Ngược lại đối với mô hình kinh doanh độc lập, Ms Thanh Thảo lại chỉ ra những điểm khác biệt như sau:

Về mô hình sở hữu

Việc sở hửu riêng lẻ, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đối đầu những chuổi cửa hàng tên tuổi, hệ thống nhiều cửa hàng cùng ngành hàng. Ngoài ra sức mạnh nội lực của doanh nghiệp & rủi ro trong kinh doanh. Quy mô tỷ lệ thuận rủi ro hệ thống. Ngoài ra sẽ mâu thuẫn giữa các cổ đông.

Về chi phí

Các chủ doanh nghiệp độc lập có thể có chi phí đầu tư cao hơn để mua và vận hành doanh nghiệp của họ, nhưng họ cũng có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các quyết định đầu tư và thời điểm thực hiện.

Về độ nhận diện thương hiệu

Trong hầu hết các trường hợp, người mua nhượng quyền có lợi thế hơn các chủ doanh nghiệp độc lập khi xét đến độ nhận diện thương hiệu. Lý do là bởi bạn đang trả tiền cho quyền sử dụng tất cả hệ thống thương hiệu, logo, biển bảng của một nhà nhượng quyền mà doanh nghiệp đã mất nhiều năm để gây dựng lên được.

Quy trình vận hành, hoạt động

Vận hành là vấn đề nan giải khi kinh doanh tự lập, khi bạn chưa từng vận hành mô kinh kinh doanh, hoặc dù đã vận hành thì tính cá nhân bên trong quá trình sẽ làm phá vỡ những tiêu chuẩn đặt ra ban đầu.

Hơn nữa là việc kiểm soát để nó tự chạy tốn rất nhiều thời gian, trong khi đó bạn cần tập trung cho việc phát triển nó để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nghĩ cách để mang lại phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Thường sẽ rơi vào 2 tình trạng:

- Không duy trì và kiên định tuân thủ

- Liên tục thay đổi

Qua phân tích của chuyên gia tư vấn đầu tư Thanh Thảo, các doanh nghiệp có thể thấy rằng đối với bất kỳ loại hình nào cũng có những thách thức và rủi ro nhất định. Phụ thuộc vào tính chất loại hình sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp, mà chủ đầu tư đưa ra quyết định lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với năng lực của mình

Như vậy, với mỗi thế mạnh riêng, các chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn lối đi phù hợp cho mình. Lãnh đạo thông minh là người có lựa chọn phù hợp với mô hình dịch vụ và định hướng của doanh nghiệp.

Ánh Dương

Tin mới