Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp - nhu cầu nhiều nguồn cung ít

| 15-10-2022 - 12:00 PM

Hiện nay các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp không nhiều và đa số bận rộn với các dự án tư vấn. Đây là một rào cản cho các SMEs vì họ không có cơ hội được tiếp xúc chuyên gia do khả năng tài chính chưa đủ.

Thị trường tư vấn toàn cầu phát triển

Trong hội thảo của ASQ, Hiệp hội chất lượng Hoa Kỳ, tại Houston vừa qua đã công bố doanh số tư vấn tại thị trường Mỹ đạt 2 tỷ USD. Trong đó, mức thu nhập của các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm phổ biến ở mức từ 1,2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng/ năm. Với các chuyên gia có tên tuổi, mức thu nhập lên tới trên 1 triệu USD/ không phải là hiếm.

Sau Covid, các doanh nghiệp gần nhận ra rằng, việc tự mày mò sẽ tốn thời gian và có thể rủi ro. Do đó, nhu cầu sử dụng chuyên gia cũng tăng cao và thuận tiện hơn: Tư vấn online làm giảm chi phí tư vấn (không phải trả chi phí di chuyển/ khách sạn cho chuyên gia và chuyên gia cũng có thể phục vụ nhiều khách hàng một lúc); Tư duy doanh nghiệp thay đổi sau khi "lòng vòng" không giải quyết được các vấn đề; Các tổ chức như ASQ hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm chuyên gia phù hợp và chất lượng chuyên gia được bảo đảm.

Do đó, hiện nay, các doanh nghiệp có thể mua các gói tư vấn trực tuyến theo giờ với các chuyên gia và tiết kiệm rất nhiều so với trước đây.

Tại Việt Nam, nhu cầu tư vấn cao ở phân khúc SMEs

Các doanh nghiệp lớn sẽ dễ dàng tiếp cận với chuyên gia tư vấn vì lợi thế về chi phí và mối quan hệ. Tuy nhiên các doanh nghiệp SMEs sẽ ít có cơ hội tiếp xúc chuyên gia tư vấn, đặc biệt là các chuyên gia có chất lượng. Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Thế Trung, CEO CTCP Tư vấn và giáo dục John&Partners cho rằng: "Hiện nay các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp không nhiều và đa số bận rộn với các dự án tư vấn. Đây là một rào cản cho các SMEs vì họ không có cơ hội được tiếp xúc chuyên gia do khả năng tài chính chưa đủ. Chuyên gia cũng không có "động lực" dành thời gian cho các doanh nghiệp này. Vì vậy để có kiến thức, khá nhiều người đã tham gia các khóa học đào tạo kinh doanh. Ngoài các đơn vị uy tín ra, thì cũng có rất nhiều khóa học không có chất lượng, thậm chí vi phạm đạo đức khi cung cấp những kiến thức sai lệch cho người học làm cho doanh nghiệp hiểu sai về quản trị và chỉ biết hô hào tìm cách đánh bóng tên tuổi và kiếm tiền bằng mọi giá."

Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp - nhu cầu nhiều nguồn cung ít - Ảnh 1.

Ông Trung chia sẻ thêm, những nỗi đau mà SMEs thường gặp nhất và loay hoay giải quyết đó là: Chủ doanh nghiệp phải can thiệp rất sâu vào hoạt động hàng ngày, vắng mặt là không hoạt động được; Không thu hút được nhân tài dù cho nhiều SMEs sẵn sàng trả lương thưởng rất cao; Không thể huy động vốn được dù doanh nghiệp hoạt động tốt mà không hiểu lý do; Không thể tăng trưởng doanh thu/ lợi nhuận dù còn rất nhiều cơ hội phía trước nhưng không biết làm sao để có thêm nguồn lực và quản trị được ở quy mô lớn hơn.

Các doanh nghiệp SMEs luôn là xương sống của nền kinh tế, chiếm tới khoảng 97% số lượng doanh nghiệp. Với khả năng thích ứng và thay đổi nhanh, SMEs được ví như những chiếc F1 với khả năng tăng tốc nhanh và chuyển hướng nhanh chóng. Do đó, với sự tư vấn đúng đắn, những chiếc F1 này sẽ chạy rất nhanh và bắt kịp những doanh nghiệp lớn, đang như những chú voi, vững chãi, nhưng lại chậm chạp.

Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp - nhu cầu nhiều nguồn cung ít - Ảnh 2.

Cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp

Theo khảo sát khoảng ⅔ chuyên gia tư vấn chuyển từ người làm full-time vì họ muốn thay đổi công việc và muốn có một phong cách sống khác và thú vị hơn. Những lĩnh vực tư vấn phổ biến nhất là: kinh doanh, chiến lược, vận hành, marketing và IT.

Tại Việt Nam số lượng chuyên gia tư vấn hiện nay rất ít và đang bị nhầm lẫn. Nhầm chuyên gia đào tạo là chuyên gia tư vấn: nhiều doanh nghiệp mời chuyên gia đào tạo về tư vấn và đa số không đem lại hiệu quả vì đào tạo và tư vấn khác nhau. Nhầm coaching (huấn luyện/khai vấn) là tư vấn: Coaching chỉ là một kỹ thuật và trong tư vấn, chuyên gia sẽ dùng nhiều các công cụ khác nhau như: coaching, training, mentoring, guiding…

Mời quản lý cao cấp các tập đoàn tư vấn nhưng bị thất bại vì: (i) chất lượng nhân sự của các tập đoàn thường cao hơn chất lượng nhân sự tại các dự án tư vấn; (ii) bộ kỹ năng dành cho tư vấn khác bộ kỹ năng dành cho quản lý; (iii) bị mất quyền lực "cứng" khi ngồi tại các dự án tư vấn và các thành viên dự án không hợp tác.

Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp - nhu cầu nhiều nguồn cung ít - Ảnh 3.

Trung tâm đào tạo chuyên gia tư vấn

Ý tưởng thành lập một trung tâm đào tạo chuyên gia tư vấn doanh nghiệp của Việt Nam đã được ASQ quan tâm và hỗ trợ. John&Partners, đơn vị quy tụ hơn 100 chuyên gia tư vấn với 12 năm kinh nghiệm tư vấn cho các tập đoàn lớn, đã xây dựng chương trình đào tạo chuyên gia tư vấn CEC (Certificated Excellence Consultant). Chương trình đã trải qua 3 khóa và đã đào tạo hơn 30 chuyên gia tư vấn.

Chương trình hướng tới việc cung cấp cho các chuyên gia: bộ kỹ năng dành cho chuyên gia, kiến thức tổng quan về Operational Excellence - vận hành xuất sắc và các bộ công cụ dành cho chuyên gia tư vấn.

Chương trình CEC được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Ngô Công Trường, Top 40 chuyên gia xuất sắc nhất thế giới. CEC được xem là một chương trình điển hình và thường xuyên được ASQ mời chia sẻ trong các hội thảo của ASQ.

Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp - nhu cầu nhiều nguồn cung ít - Ảnh 4.

Chương trình sẽ tiếp tục đào tạo các chuyên gia có trình độ, tâm huyết và hiểu biết về thị trường Việt Nam để phục vụ cho số lượng rất lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động và có nhu cầu cải tiến kinh doanh và quản trị.

Website: john-partners.com

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM