Cùng nghe các bạn trẻ kể về câu chuyện “tiến bước sống đầy”, vượt qua định kiến, cháy hết mình vì đam mê

Quang Vũ | 06-07-2023 - 16:30 PM

Hành trình lan tỏa tinh thần Tiến bước sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu tại 10 trường đại học trên khắp cả nước chứa đựng cả một “kho tàng” các câu chuyện của các bạn sinh viên dám nghĩ dám làm với nguồn năng lượng tích cực.

Đó là 10 câu chuyện của các bạn sinh viên mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn, vượt qua các khó khăn, trở ngại để đạt tới những đam mê, giấc mơ của riêng mình. Họ chính là những ví dụ cho nguồn năng lượng tích cực để cùng lan tỏa tinh thần "tiến bước sống đầy" đến các bạn sinh viên trẻ trên khắp cả nước.

Nữ sinh "mơ lớn" với học bổng trường đại học hàng đầu Trung Quốc

Cùng nghe các bạn trẻ kể về câu chuyện “tiến bước sống đầy”, vượt qua định kiến, cháy hết mình vì đam mê - Ảnh 1.

Huỳnh Nguyễn Hoàng Yến (Đại học Công nghiệp TP.HCM) "mơ lớn" với học bổng trường đại học hàng đầu Trung Quốc

Chỉ vừa bắt đầu tìm hiểu và tự học tiếng Trung từ tháng 12/2021 nhưng Huỳnh Nguyễn Hoàng Yến (Đại học Công nghiệp TP.HCM) đã dám "mơ lớn" khi đặt mục tiêu du học Trung Quốc trong thời gian ngắn nhất có thể.

Trong quá trình theo đuổi mục tiêu này, nhiều thời điểm Yến cảm thấy khó khăn và muốn bỏ cuộc. Nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ để theo đuổi mục tiêu, Yến tiến bộ từng ngày và chỉ sau 1 năm, cô đạt chứng chỉ HSK3 với 297/300 điểm và HSKK Sơ cấp 87/100 điểm. Đến tháng 3, Hoàng Yến giành được học bổng giáo dục Hán Ngữ Quốc tế CIS hệ online tại trường Đại học Công nghệ Hoa Đông - Thượng Hải.

Thay đổi định kiến về nghề "gõ đầu trẻ"

Cùng nghe các bạn trẻ kể về câu chuyện “tiến bước sống đầy”, vượt qua định kiến, cháy hết mình vì đam mê - Ảnh 2.

Nguyễn Huỳnh Hương Giang (Đại học Sài Gòn) thay đổi định kiến về nghề "gõ đầu trẻ"

Ấp ủ giấc mơ trở thành một giáo viên mầm non từ những năm tháng phổ thông, Nguyễn Huỳnh Hương Giang (Đại học Sài Gòn) không nhận được sự ủng hộ từ người thân vì khi nói đến nghề "gõ đầu trẻ", nhiều người không khỏi ái ngại trước sự vất vả của công việc này.

Tuy nhiên, hiểu được bản thân rất yêu trẻ con và thấy xung quanh là những tấm gương đẹp trong nghề giáo, Giang bỏ qua tất cả lời bàn tán tiêu cực. Cô tự tin theo đuổi ước mơ của mình, khởi đầu bằng việc thi đỗ vào khoa Giáo dục Mầm non của trường Đại học Sài Gòn.

Cô gái nhỏ vượt lên nghịch cảnh

Cùng nghe các bạn trẻ kể về câu chuyện “tiến bước sống đầy”, vượt qua định kiến, cháy hết mình vì đam mê - Ảnh 3.

Nguyễn Thị Hồng Nga (Đại học Kinh tế TP.HCM) vượt lên nghịch cảnh theo đuổi ước mơ

Từ năm lớp 10, khi mẹ ngã bệnh, gia đình Nguyễn Thị Hồng Nga (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) rơi vào khó khăn. Hàng xóm đều khuyên Nga nên nghỉ học để phụ giúp gia đình. Theo họ, con gái lớn lên cũng lấy chồng, học nhiều chỉ thêm nợ. Những lời nói ấy có lúc ám ảnh Nga nhưng với sự động viên của cha mẹ và quyết tâm vượt qua nghịch cảnh, Nga vẫn đạt học sinh giỏi nhất, nhì khối trong những năm cấp 3.

Gần thi đại học, những định kiến tiêu cực lại tiếp tục khiến Nga dao động, hoang mang và từ bỏ ý định đăng ký học đại học. Tuy nhiên, vào phút chót, với sự thuyết phục của bố, Nga đăng ký ngành Kế toán của Đại học Kinh tế TP.HCM. Cô đỗ và giành được học bổng đầu vào chuyên ngành Kế toán công. Việc Nga liên tục nhận được học bổng trong suốt quá trình học là cách cô chứng minh cho mọi người sự lựa chọn của mình là đúng đắn.

Cân bằng hiện thực để thực hiện ước mơ

Cùng nghe các bạn trẻ kể về câu chuyện “tiến bước sống đầy”, vượt qua định kiến, cháy hết mình vì đam mê - Ảnh 4.

Nguyễn Hồng Hạnh (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) cân bằng hiện thực để thực hiện ước mơ

Đứng trước ngưỡng cửa đại học với hai sự lựa chọn: học báo chí để theo đuổi ước mơ trở thành MC truyền hình và học kinh tế để phù hợp với điều kiện gia đình, Nguyễn Hồng Hạnh (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đắn đo rất nhiều. Sau cùng, cô lựa chọn học kinh tế theo nguyện vọng của bố mẹ và cũng để giảm bớt gánh nặng kinh tế gia đình.

Bên cạnh việc học ở trường, Hạnh lập một kênh TikTok riêng về cuộc sống và công việc của bản thân để được thỏa mãn đam mê làm "truyền thông". Mỗi video của cô thu hút hàng chục nghìn lượt xem. Ngoài ra, Hạnh còn sắp xếp thời gian làm thêm với công việc gia sư để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống và tự đầu tư cho những sở thích, đam mê của bản thân. Mới đây, Hạnh đã mạnh dạn đăng ký tham gia một lớp MC chuyên nghiệp để được sống trọn vẹn với ước mơ của mình mà vẫn duy trì thành tích học tập tốt tại trường.

Cô gái theo đuổi đam mê đá cầu

Cùng nghe các bạn trẻ kể về câu chuyện “tiến bước sống đầy”, vượt qua định kiến, cháy hết mình vì đam mê - Ảnh 5.

Nguyễn Thúy Vy (Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) theo đuổi đam mê đá cầu

Với Nguyễn Thúy Vy (Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), đá cầu là môn thể thao yêu thích từ nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ và thầy cô không mấy ủng hộ Vy vì cho rằng đá cầu sẽ chiếm nhiều thời gian để học hành của cô.

Song song với việc trau dồi kỹ thuật để thỏa niềm đam mê và để được dự thi tại các giải chuyên nghiệp, Vy phải cân bằng với việc học để thầy cô và bố mẹ yên tâm. Vy cũng phải vượt qua cảm giác run sợ sau lần đầu tham gia thi đấu thất bại. Sau thời gian khắc phục các lỗi sai và tiếp tục thử sức ở cuộc thi sau, Vy đã chạm tay vào "quả ngọt" giải Nhì nội dung đơn nữ THPT ở giải Thể dục thể thao Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bắc Ninh lần thứ X năm 2020. Thành tích này cũng giúp Vy tự tin hơn khi theo đuổi đam mê đá cầu và thay đổi suy nghĩ của gia đình.

Vượt qua mặc cảm, cô gái trẻ đỗ thủ khoa trường Y

Cùng nghe các bạn trẻ kể về câu chuyện “tiến bước sống đầy”, vượt qua định kiến, cháy hết mình vì đam mê - Ảnh 6.

Nguyễn Thị Hồng Ngoan (Đại học Y dược TP.HCM) vượt qua mặc cảm để trở thành thủ khoa

Từng là học sinh trung bình trong những năm đầu cấp 2, mặc cảm trước chị gái học giỏi, không cảm nhận được tình thương từ ba mẹ, Nguyễn Thị Hồng Ngoan (Đại học Y dược TP.HCM) không ít lần mất phương hướng trong cuộc sống.

Nhưng sang cấp 3, Ngoan tập trung vào bản thân nhiều hơn và cố gắng hết sức để khẳng định mình. Sau tất cả, cô trở thành thủ khoa ngành Kỹ thuật Phục hồi Chức năng của trường Đại học Y Dược TP.HCM.

Kiên trì theo đuổi giấc mơ hội họa

Cùng nghe các bạn trẻ kể về câu chuyện “tiến bước sống đầy”, vượt qua định kiến, cháy hết mình vì đam mê - Ảnh 7.

Bùi Thị Mỹ Hân (Đại học Kiến trúc TP.HCM) kiên trì theo đuổi giấc mơ hội họa

Bùi Thị Mỹ Hân (Đại học Kiến trúc TP.HCM) yêu thích vẽ tranh từ nhỏ nhưng thường phải lén vẽ vì bị gia đình ngăn cản, chỉ muốn cô chuyên tâm theo đuổi những môn học chính.

Những năm tháng cấp 2, Hân nghe lời ba mẹ tập trung học hành và dần quên đi niềm đam mê hội họa. Mãi đến khi tham gia một buổi học ngoại khóa về chủ đề hướng nghiệp, Hân mới nhận ra niềm khao khát vẽ tranh của mình vẫn rất mãnh liệt.

Từ đó, Hân quyết tâm trở thành nhà thiết kế nội thất và giải thích cho ba mẹ hiểu hơn về ngành nghề mình muốn theo đuổi. Với sự kiên trì luyện tập hàng ngày, sau chuỗi ngày dài ôn luyện, Hân đã đỗ Đại học Kiến trúc TP.HCM, tiếp tục theo đuổi đam mê của bản thân và đạt được học bổng trong quá trình học tập.

Vượt qua nỗi đau mất mẹ để bước tiếp

Cùng nghe các bạn trẻ kể về câu chuyện “tiến bước sống đầy”, vượt qua định kiến, cháy hết mình vì đam mê - Ảnh 8.

Châu Tấn Lộc (Đại học Tài chính – Marketing) vượt qua nỗi đau để tiến bước sống đầy

Suốt những năm tháng đi học, Châu Tấn Lộc (Đại học Tài chính – Marketing) là niềm tự hào của cha mẹ khi luôn trong nhóm dẫn đầu trường. Tuy nhiên, biến cố mẹ mất đã khiến Lộc rơi vào trầm cảm, cộng thêm tính cách hướng nội làm Lộc càng thu mình lại hơn.

Nhưng vì cảm nhận được sự quan tâm từ gia đình, bạn bè và thầy cô, Lộc cố gắng vực dậy tinh thần, tiếp tục sống một cuộc sống tích cực. Khi lựa chọn ngành Kế toán tại trường Đại học Tài chính - Marketing, Lộc vấp phải sự phản đối của bố vì muốn con theo ngành y hoặc công nghệ, kỹ thuật. Tuy nhiên, sau năm học đầu tiên với thành tích học tập xuất sắc, Lộc đã tự tin khẳng định mình và tiến bước sống đầy với những niềm vui mới.

Chàng trai tự tin "sống đầy" với sở thích khác biệt

Cùng nghe các bạn trẻ kể về câu chuyện “tiến bước sống đầy”, vượt qua định kiến, cháy hết mình vì đam mê - Ảnh 9.

Trương Văn Hoài Khanh (Đại học Kinh tế - Luật) tự tin "sống đầy" với sở thích khác biệt

Trương Văn Hoài Khanh (Đại học Kinh tế - Luật) có sở thích làm thơ từ khi 16 tuổi. Nhưng vấp phải những nhận xét tiêu cực từ những người xung quanh nên Khanh dần quên đi niềm đam mê này. Anh từ bỏ để hòa nhập với bạn bè xung quanh nhưng những cố gắng ấy dần làm Khanh mệt mỏi và quên đi chính mình. Từ đó, chàng sinh viên quyết định sống đúng với đam mê, sở thích của bản thân. Không cần ai tán dương hay chỉ trích, Khanh đều đặn cho ra lò những "sổ tay thơ". Đến nay, những dòng thơ ở tuổi 16, 17 của Khanh vẫn là thứ vốn riêng, làm Khanh trở nên "độc nhất".

Bây giờ, Khanh đã hiểu bản thân, cảm thấy sống với đam mê, sở thích là một trải nghiệm trọn vẹn.

Nam sinh giành cơ hội đến thăm Trường Sa

Cùng nghe các bạn trẻ kể về câu chuyện “tiến bước sống đầy”, vượt qua định kiến, cháy hết mình vì đam mê - Ảnh 10.

Lê Trí Nhân (Đại học Kinh tế Quốc dân) kiên trì với ước mơ, giành cơ hội đến thăm Trường Sa

Cố gắng học tập tốt và sinh hoạt đoàn hội sôi nổi để có thể trở thành một trong những sinh viên ưu tú của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Lê Trí Nhân giành suất trong chuyến thăm quần đảo Trường Sa trong chương trình "Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc".

Trải qua 7 ngày hòa mình vào cuộc sống của người dân trên đảo, Nhân được trải nghiệm những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cũng như ý chí kiên cường của những người dân đảo. Thông qua chuyến đi, Nhân dặn lòng sẽ không ngừng học tập để phát triển, xây dựng đất nước như câu chào "Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước".

Qua 10 câu chuyện đời thực về tinh thần "tiến bước sống đầy", mạnh mẽ theo đuổi đam mê, vượt qua mọi thách thức, FWD kỳ vọng mỗi người đều tìm được nguồn cảm hứng riêng cho mình. Mỗi chúng ta đều có thể là họ, sống một cuộc đời vui tươi, đạt đến các kết quả phi thường nếu mạnh dạn bước qua giới hạn bản thân.

"Tiến bước sống đầy" là chiến dịch thương hiệu của Tập đoàn FWD được triển khai từ năm 2022. Thông qua chiến dịch này cùng hành trình lan tỏa tinh thần "tiến bước sống đầy" tại các trường Đại học, FWD truyền cảm hứng và khuyến khích mọi người hãy hành động và bước ra khỏi vùng an toàn của mình để thực hiện tất cả những dự định đang còn dang dở, chủ động theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp, đam mê và ước mơ của riêng mình.