Cuộc đời sau những tiếng rao: Một ngày theo chân nữ lao động ve chai

Quang Vũ | 09-03-2024 - 19:00 PM

Ngày nào cũng vậy, dù nắng, dù mưa, tiếng chuông từ chiếc xe đạp cũ kỹ của cô Lương vẫn vang lên lanh lảnh khắp các con ngõ nhỏ Hà Nội. “Tôi làm nghề này đến nay cũng đã hơn 30 năm, cảnh đi làm vất vả, rồi va quệt, hay bị nói này nói kia… cũng thường như cơm bữa.” – Cô Lê Thị Lương (58 tuổi, nữ lao động ve chai tự do) chia sẻ

Sự đổi thay tích cực trong cuộc sống của nữ lao động ve chai

Dắt chiếc xe đạp cũ ra khỏi con ngõ nhỏ, hình ảnh cô Lương – nữ lao động ve chai tưởng chừng như vẫn chẳng có gì thay đổi sau hơn 30 năm làm nghề. Nhưng ẩn sau bên trong vóc dáng lam lũ của người phụ nữ ấy, là một sự đổi thay nội tại mạnh mẽ. Tham gia chương trình "Hồi sinh rác thải nhựa" do Unilever hợp tác triển khai cùng VietCycle, cuộc sống các nữ lao động ve chai như cô Lương nay đã được "phủ" màu sắc tích cực trên cả khía cạnh vật chất và tinh thần.

"Chúng tôi được tập huấn, đào tạo kỹ càng về phân loại rác, nên cũng dần biết cách nâng cao thu nhập ổn định hơn. Chị em tham gia chương trình còn được tặng quà hàng tháng và động viên tinh thần, đồng hành trên mọi chặng đường cùng mình nên cũng cảm thấy yên tâm phần nào". – Cô Lương phấn khởi chia sẻ về hỗ trợ đào tạo tuyên truyền, nâng cao thu nhập mà mình nhận được từ chương trình.

Cuộc đời sau những tiếng rao: Một ngày theo chân nữ lao động ve chai - Ảnh 1.

Gắn bó với nghề thu gom rác thải hàng chục năm qua, nhưng đây là lần đầu tiên cô Lương, cũng như các nữ lao động ve chai khác được tham gia các "lớp học" về cách thu gom, phân loại, tái chế rác, cho đến những buổi tuyên truyền, đào tạo về chăm sóc sức khỏe, cách nâng cao thu nhập… Dù bỡ ngỡ, nhưng họ không giấu được niềm vui ánh lên sau đôi mắt. "Hàng ngày, chị em chúng tôi thường đi thu gom phế liệu từ 8h sáng đến khoảng 23h đêm mới kết thúc. Thường xuyên phải tiếp xúc với rác thải, nhưng quả thật từ trước tới nay, chị em toàn tự bảo ban nhau, chứ chưa từng được ai chỉ dạy bài bản." – Cô Lương tâm sự.

Cuộc đời sau những tiếng rao: Một ngày theo chân nữ lao động ve chai - Ảnh 2.

Tâm sự của cô Lương cũng là "tiếng lòng" của các nữ lao động ve chai.

Những "lớp học" nhỏ không những giúp các chị em có thêm kỹ năng làm việc nhanh hơn, ổn định về mặt kinh tế, mà còn nâng cấp đời sống tinh thần, gia tăng sự tự tin, lạc quan vào bản thân, vào công việc và cuộc sống. Những người phụ nữ vốn quen rong ruổi khắp nẻo đường, ngõ phố, nay lần đầu cảm thấy có niềm tin hơn vào công việc, vào cuộc sống hơn. "Khi vào đường, ngõ hẻm, chúng tôi hay bị người ta nói này nói kia. Trước đây, nhiều lúc tôi cũng tủi thân lắm. Nhưng nay được tham gia dự án của Unilever và VietCycle, tôi và các chị em cảm thấy vững tin hơn khi biết công việc của mình là một phần quan trọng của tương lai và xã hội." – cô Lương lạc quan cho hay.

Hành trình Unilever đồng hành cùng phụ nữ Việt

Câu chuyện của cô Lương là một mảnh ghép trong bức tranh toàn cảnh của hơn 2.500 nữ lao động thu gom ve chai tự do, những người đang chứng kiến cuộc sống đổi thay trở nên ổn định hơn từng ngày nhờ tác động tích cực mà dự án "Hồi sinh rác thải nhựa" mang lại trong suốt 3 năm qua.

Bên cạnh chương trình "Hồi sinh rác thải nhựa", đã có hơn 100.000 chị em phụ nữ trên 42 tỉnh/ thành phố Việt Nam được nâng cao năng lực và khởi sự kinh doanh qua chương trình Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế do nhãn hàng Sunlight tổ chức, với hơn 1000 dự án khởi nghiệp được cấp vốn, truyền cảm hứng cho hơn 30 triệu phụ nữ tự tin phát triển bản thân, hướng đến độc lập tài chính.

Nhằm thúc đẩy sự tự tin, lòng tự trọng và nâng cao nhận thức về bản thân ở các cô gái trẻ, dự án "Nâng cao nhận thức giá trị bản thân" do nhãn hàng Dove khởi xướng toàn cầu từ năm 2024 vốn đã được thực hiện tại 153 quốc gia, tiếp cận được 94 triệu bạn trẻ qua các giáo viên, giảng viên và các chuyên gia. Dự án vừa được triển khai tại Việt năm 2023 qua việc xây dựng và Việt hóa bộ tài liệu "Tôi tự tin", đồng thời tập huấn cho 150 giáo viên, giảng viên nòng cốt và tiếp cận được 13,000 học sinh THCS tại Hà Nội, Khánh Hòa và Sóc Trăng.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình tiên phong của mình, Unilever cam kết hỗ trợ phụ nữ tiếp tục phát triển bằng cách tạo ra những thay đổi tích cực, thúc đẩy sự đa dạng và công bằng trong mọi hoạt động trên toàn cầu và tại Việt Nam.

Cuộc đời sau những tiếng rao: Một ngày theo chân nữ lao động ve chai - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân – Chủ tịch Unilever Việt Nam chia sẻ về cam kết của tập đoàn.

"Phụ nữ chính là nguồn động lực thúc đẩy cho sự bền vững của đất nước. Sự bền vững ở các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Để góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, theo hướng xanh hơn, bình đẳng và hòa nhập hơn của Chính phủ, việc phát huy đầy đủ tiềm năng của phụ nữ Việt Nam và thúc đẩy bình đẳng giới đóng vai trò quan trọng và cấp thiết", bà Nguyễn Thị Bích Vân – Chủ tịch Unilever Việt Nam chia sẻ.

theo prlayout.cnnd.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM