Giới công nghệ ‘thắt lưng buộc bụng’, Lazada mạo hiểm khi đầu tư trung tâm Logistics mới?

| 06-04-2023 - 15:04 PM

Trong khi các doanh nghiệp đang "thắt lưng buộc bụng", tăng thu giảm chi, liệu trung tâm chia chọn mới có phải khoản đầu tư thông minh của Lazada?

Bước đi "ngược sóng"

Trong một bài viết đăng tải vào tháng 2/2023, tờ The New York Times gọi năm 2022 là "năm tồi tệ nhất mà giới công nghệ phải trải qua kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008". Sau quãng thời gian bùng nổ về cả doanh số, quy mô và định giá, quỹ đạo tăng trưởng của các doanh nghiệp công nghệ đang bước sang bờ bên kia của đồ thị hình sin. Giá trị vốn hóa của bốn Big-tech lớn nhất trên thế giới thậm chí cũng "bay hơi" tổng cộng 3.900 tỷ USD.

Vì thế mà bước sang 2023, giới công nghệ đã ngay lập tức thực thi chiến lược "thắt lưng buộc bụng". Điều này cũng đang diễn ra tại Việt Nam, thậm chí không chỉ với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ. Chi phí dành cho marketing, quảng cáo, chi phí vận hành đều tiết chế, các khoản đầu tư mới cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng, cẩn trọng.

Tuy nhiên, giữa lúc thị trường im ắng, Lazada Việt Nam là doanh nghiệp hiếm hoi công bố thêm khoản đầu tư khủng. Cuối tháng 3/2023, sàn TMĐT này chính thức đưa vào vận hành kho phân loại hàng hóa mới có tên Lazada Logistics Park tại KCN Sóng Thần (Bình Dương) với tổng diện tích gần 20.000m2.

Giới công nghệ ‘thắt lưng buộc bụng’, Lazada mạo hiểm khi đầu tư trung tâm Logistics mới? - Ảnh 1.

Lazada có đang mạo hiểm?

Lợi thế đầu tiên, có 1-0-2 của Lazada nằm ở sự hậu thuẫn từ tập đoàn mẹ. Sự hỗ trợ này giúp sàn TMĐT độc lập trong chiến lược phát triển, không chịu gánh nặng lớn về tài chính như những đối thủ cùng ngành.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Lazada mạnh tay "đốt tiền" cho dự án Logistics tại Bình Dương hay bất kỳ dự án nào. Ông Vũ Đức Thịnh - Giám đốc Logistics, Lazada Việt Nam gọi trung tâm phân loại hàng hóa mới là "trái tim" của toàn bộ hành trình đơn hàng, phần nào cho thấy tầm quan trọng của dự án này.

"Lazada Logistics luôn tự hào là doanh nghiệp tiên phong trong khâu Logistics cho ngành thương mại điện tử. Tất cả những ý tưởng, những sự sáng tạo đều giúp ích rất nhiều cho việc thực hành các kế hoạch. Kể cả hệ thống chia chọn này cũng không ngoại lệ. Đây là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố từ máy móc thiết bị, công nghệ, quy trình vận hành đến con người. Tất cả sẽ góp phần làm tăng trải nghiệm của người mua hàng và người bán hàng", ông Thịnh chia sẻ.

Giới công nghệ ‘thắt lưng buộc bụng’, Lazada mạo hiểm khi đầu tư trung tâm Logistics mới? - Ảnh 2.

Vài năm qua, sự bùng nổ về truy cập, doanh số của những "tay chơi" cùng ngành không ít lần tạo ra sự choáng ngợp trên thị trường TMĐT, khiến công chúng đặt câu hỏi về khả năng cạnh tranh của Lazada. Tuy nhiên, lãnh đạo sàn TMĐT này nhiều lần khẳng định với báo chí rằng không cảm thấy áp lực mà vẫn kiên định với mục tiêu, với các khoản đầu tư cho kết quả dài hạn. Logistics là một khoản đầu tư như vậy.

Trên thực tế, Logistics đứt gãy, phân mảnh vẫn luôn là bài toán nan giải tại Việt nam. Chi phí Logistics của nước ta đang chiếm khoảng 20% GDP, cao hơn rất nhiều so với mức 7-9% GDP tại các nước phát triển. Trong khi đó, đầu tư vào Logistics đòi hỏi nguồn lực khổng lồ, do gắn liền với hạ tầng và công nghệ. Lazada hay bất kỳ doanh nghiệp nào "xuống tiền" đầu tư vào mảng này, đều tính toán lộ trình phát triển bền vững trong 5-10 năm, không phải chuyện ngày một ngày hai. Đó cũng là lý do từ những ngày đầu gia nhập thị trường Việt Nam đến nay, sàn Lazada liên tục đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng và công nghệ Logistics.

Trước khi đưa vào vận hành Lazada Logistics Park, "ông lớn" TMĐT này đã sở hữu trung tâm chia chọn tại Tp.HCM và Hà Nội cùng nhiều kho bãi lưu trữ, xử lý hàng hóa và mạng lưới bưu cục rộng hơn 150.000m2. Đây cũng là đơn vị hiếm hoi liên tục đưa ra thị trường các sáng kiến mới trong giao vận, nhằm tối ưu hành trình của đơn hàng tới người tiêu dùng như giao hàng đa kênh, mô hình Drop-off point (Điểm gửi hàng) hay Collection point (Điểm nhận hàng) với hơn 2.000 điểm tại các cửa hàng tiện lợi và hệ thống tủ khóa thông minh iLogic Smartlocker,…

Giới công nghệ ‘thắt lưng buộc bụng’, Lazada mạo hiểm khi đầu tư trung tâm Logistics mới? - Ảnh 3.

Khoản đầu tư mới nhất - Lazada Logistics Park được kỳ vọng là mảnh ghép quan trọng, tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái Logistics cho doanh nghiệp này. Có thể lấy ví dụ như trước kia, để thực hiện đúng cam kết trong dịch vụ "giao hàng ngay ngày hôm sau", thời gian muộn nhất để Lazada nhận kiện hàng từ phía nhà bán là vào 14-15h mỗi ngày. Tuy nhiên với hệ thống mới tại Lazada Logistics Park, nhờ quy trình chia chọn được ứng dụng công nghệ tự động hóa, việc nhận hàng có thể diễn ra muộn hơn tới 17h mà vẫn đảm bảo hàng được giao vào ngày hôm sau như dự kiến ban đầu.

Ngoài ra, tỷ lệ chia chọn chính xác hiện lên tới 99,95%, tức gần như không có sai sót. Tất cả điều này đều giúp người tiêu dùng nhận được đúng hàng, với chi phí tối ưu trong thời gian ngắn hơn, qua đó nâng cao trải nghiệm, sự hài lòng và mức độ gắn bó của khách hàng đối với nền tảng - một trong những trụ cột giúp sàn TMĐT phát triển bền vững. Nhìn rộng hơn, khoản đầu tư sẽ giúp tất cả thành viên tham gia thị trường (người tiêu dùng, nhà bán hàng, sàn TMĐT) được hưởng lợi, thúc đẩy toàn ngành phát triển lành mạnh.

Có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều thách thức, TMĐT vẫn được coi là điểm sáng với tốc độ tăng trưởng trung bình 20% mỗi năm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Sự bùng nổ của TMĐT tạo tiền đề cho thị trường logistics Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Điều này có nghĩa rằng các "tay chơi" trong ngành logistis TMĐT đều còn nhiều dư địa tăng trưởng nếu biết vạch ra chiến lược phù hợp. Đặc biệt, khi hầu hết doanh nghiệp khác đều đang bật chế độ phòng thủ, việc có nguồn lực đầu tư mở rộng ở thời điểm hiện tại được kỳ vọng là cơ hội vàng giúp Lazada tăng tốc và gia tăng lợi thế trên đường đua.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tầm nhìn đi trước hàng thập kỷ và 9 điều tạo nên vị thế TH true MILK tại Việt Nam

TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhớ lại, thời điểm TH quyết định phát triển trang trại bò sữa - với mục đích chủ động làm ra những sản phẩm sữa tươi sạch, sữa thật, với quy trình khép kín, nhiều chuyên gia, bao gồm cả ông, cũng cảm thấy kế hoạch đó bất khả thi.