OPEC + sẽ tăng sản lượng để bù đắp cho Nga, mở ra khả năng ông Biden sẽ có chuyến công du đầu tiên tới Riyadh

(Tổ Quốc) - Saudi Arabia và các quốc gia khác trong nhóm OPEC + đã nhất trí tăng sản lượng dầu để bù đắp sự thiếu hụt dầu Nga, nhằm hạ nhiệt giá dầu và lạm phát – đang ở mức rất cao, đồng thời mở đường cho chuyến thăm có tính chất “phá băng” của Tổng thống Mỹ, Joe Biden, tới Riyadh.

OPEC ngày 2/6 cho biết họ đã đồng ý tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày (bpd) vào tháng 7 - tương đương 0,7% nhu cầu toàn cầu - và một lượng tương tự vào tháng 8 so với kế hoạch ban đầu - là tăng thêm 432.000 thùng/ngày trong 3 tháng cho đến tháng 9.

Động thái này sẽ được coi là một dấu hiệu cho thấy Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác trong nhóm OPEC sẵn sàng bơm thêm dầu, sau nhiều tháng chịu áp lực từ phương Tây nhằm giải quyết tình trạng thiếu năng lượng toàn cầu ngày càng trầm trọng hơn do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

Nhà Trắng cho biết họ hoan nghênh quyết định nói trên của OPEC và thừa nhận nhận vai trò của Saudi Arabia trong việc đạt được sự đồng thuận của OPEC .

Giá dầu đã tăng sau thông tin này, lên 117 USD/thùng. Các nhà phân tích cho biết sản lượng thực sự tăng sẽ không đáng kể vì hầu hết các thành viên OPEC, ngoại trừ Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đã bơm hết công suất. Đầu năm nay, giá dầu đã đạt mức đỉnh cao nhất mọi thời đại, là 147 như đã đạt được vào năm 2008.

OPEC   sẽ tăng sản lượng để bù đắp cho Nga, mở ra khả năng ông Biden sẽ có chuyến công du đầu tiên tới Riyadh - Ảnh 1.

Giá dầu Mỹ đã tăng 70% chỉ trong một năm qua.

Sản lượng dầu của OPEC , một liên minh của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các quốc gia sản xuất khác, bao gồm Nga, đã giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày sau các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow.

Nga đã sản xuất dưới mục tiêu của OPEC là 10,44 triệu thùng/ngày vào tháng 4 với sản lượng chỉ đạt khoảng 9,3 triệu thùng/ngày.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây có thể làm giảm sản lượng từ Nga, nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, từ 2 triệu đến 3 triệu thùng/ngày, theo một loạt ước tính của ngành.

Một nhà ngoại giao phương Tây cho biết Nga có thể sẵn sàng đồng ý để các thành viên khác của OPEC lấp đầy khoảng trống trong sản lượng nhằm duy trì sự thống nhất trong nhóm và duy trì sự ủng hộ từ vùng Vịnh, vốn có xu hướng trung lập về cuộc chiến Ukraine.

Nhóm OPEC đã thảo luận về việc miễn trừ Nga khỏi các thoả thuận sản xuất dầu trước khi EU đồng ý cấm mua dầu thô của Nga. Nga đã không đạt được hạn ngạch sản xuất cam kết trong vài tháng qua. "Không có ý nghĩa gì khi bắt họ phải tuân theo một hạn ngạch", một đại biểu OPEC nói.

Trước đây, OPEC đã có tiền lệ loại bỏ các mục tiêu sản xuất bắt buộc đối với một số thành viên, chẳng hạn như Iraq khi nước này bị trừng phạt vào những năm 1990. Libya, Venezuela và Iran hiện đều được miễn trừ mọi nghĩa vụ trong việc đáp ứng các mục tiêu của OPEC.

Các nhà ngoại giao Mỹ đã làm việc trong nhiều tuần để tổ chức chuyến thăm đầu tiên của ông Biden tới Riyadh sau hai năm quan hệ giữa hai bên căng thẳng vì những bất đồng về nhân quyền, cuộc chiến ở Yemen và nguồn cung vũ khí của Mỹ cho vương quốc này. Không chỉ với Saudi Arabia, quan hệ của Mỹ trong thời gian qua với nước láng giềng của Saudi Arabia - Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - đã xấu đi.

Với việc cuộc chiến Ukraine chưa kết thúc, cộng thêm thị trường dầu thô eo hẹp, chính quyền Mỹ đã tìm kiếm thêm nguồn cung từ các đồng minh vùng Vịnh như Saudi Arabia,cũng như từ Iran - nước có sản lượng bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ, với thậm chí có khả năng lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ nếu đạt được thỏa thuận hạt nhân - và Venezuela, cũng đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Giá xăng tăng cao đã khiến lạm phát của Mỹ vọt lên mức cao nhất trong 40 năm, chạm mức xếp hạng tín nhiệm mà ông Biden có thể chấp nhận khi ông sắp bước vào cuộc bầu cử giữa kỳ.

Một nguồn tin về vấn đề này cho biết Washington muốn Saudi Arabia có kế hoạch rõ ràng về sản lượng dầu trước khi ông Biden có chuyến công du tới vùng Vịnh để tham gia Hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Ả Rập vùng Vịnh.

OPEC đã thống nhất cắt giảm sản lượng kỷ lục vào năm 2020 khi đại dịch ảnh hưởng đến nhu cầu. Đến tháng 9/2022, khi thỏa thuận hết hạn, nhóm sẽ có khả năng dự phòng hạn chế để nâng sản lượng hơn nữa.

Saudi Arabia đang sản xuất 10,5 triệu thùng/ngày và hiếm khi duy trì được lâu mức sản lượng trên 11 triệu thùng/ngày. Riyadh cho biết họ đang làm việc để tăng công suất bảng tên lên 13,4 triệu thùng/ngày từ mức 12,4 triệu hiện tại vào năm 2027.

Quốc gia OPEC duy nhất khác có khả năng gia tăng đáng kể sản lượng dầu là UAE, mặc dù OPEC ước tính có tổng công suất dự phòng dưới 2 triệu thùng/ngày.

Amrita Sen, đồng sáng lập của tổ chức tư vấn Energy Apsects, cho biết, mức tăng sản lượng thực tế trong tháng 7-8 sẽ vào khoảng 560.000 thùng/ngày - so với mức 1,3 triệu thùng/ngày theo lịch trình - vì hầu hết các thành viên đã tăng sản lượng tối đa.

Bà nói: "Những khối lượng này sẽ hầu như không ảnh hưởng đến sự thâm hụt trên thị trường".

Tham khảo: Reuters


Vân Chi

Tin mới