Phố cổ Hội An chuẩn bị chống bão số 9: Người dân bình tĩnh neo đậu tàu thuyền, tiếng thở mong cuộc sống bình yên vang lên đâu đó khi mọi thứ đã sẵn sàng!

Bài: Nhân Mã, Ảnh: Leaf | 28-10-2020 - 08:11 AM

(Tổ Quốc) - Cơn bão số 9 có khả năng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Nam nhưng ngay trước thềm bão đổ bộ, người dân nơi đây vẫn rất bình tĩnh và đã chuẩn bị mọi thứ tốt nhất có thể.

Hội An vốn là một vùng đất bình yên nhưng từ đầu năm đến giờ, người dân ở đây chỉ làm du lịch được rất ít do ảnh hưởng của nào là dịch bệnh Covid-19 và bây giờ là mưa lũ. Trong trận lụt lịch sử cách đây chỉ ít ngày, Hội An cũng rơi vào tình cảnh ngập nước và sắp tới lại chuẩn bị đón siêu bão số 9 dự báo sẽ gây thiệt hại không hề nhỏ.

Trước khi cơn bão đổ bộ, phóng viên của chúng tôi đã kịp ghi lại những khoảnh khắc người dân nơi đây chuẩn bị tinh thần đối mặt với thiên tai. Vốn đã rất hiền hòa nên họ đón bão với việc neo đậu tàu thuyền, chặt cây cối cũng với tâm thế rất bình tĩnh, nhẹ nhàng. Những người cao niên trong khu phố cổ vẫn cùng nhau ngồi nói dăm ba câu chuyện cuộc đời, những em bé nhỏ vẫn theo bố mẹ đi dọc bờ sông xem thuyền bè của gia đình... Và hơn hết, nụ cười lạc quan vẫn nở trên khuôn dung của họ với niềm tin: Sau cơn mưa, trời nhất định sẽ lại sáng.

Một chiều trước cơn bão số 9 ở phố cổ Hội An: Người dân bình tĩnh neo đậu tàu thuyền, tiếng thở cuộc sống bình lặng vẫn vang lên đâu đó - Ảnh 1.

Hội An trước bão số 9 vắng lặng như tờ.

Một chiều trước cơn bão số 9 ở phố cổ Hội An: Người dân bình tĩnh neo đậu tàu thuyền, tiếng thở cuộc sống bình lặng vẫn vang lên đâu đó - Ảnh 2.

Cụ già bán nước bên bờ sông Hoài đang thu dọn hàng để về nhà.

Phố cổ Hội An chuẩn bị chống bão số 9: Người dân bình tĩnh neo đậu tàu thuyền, tiếng thở mong cuộc sống bình yên vang lên đâu đó khi mọi thứ đã sẵn sàng! - Ảnh 3.

Trong lúc đó, mực nước sông Hoài tuy trời chưa đổ mưa nhưng đã dâng lên khá cao.

Hội An không rộng lắm nhưng số lượng nhà cổ lại khá nhiều. Và trước sức ảnh hưởng dự đoán rất mạnh của cơn bão số 9 này, họ đều đã nghĩ cách chằng buộc nhà để tránh thiệt hại nhiều nhất có thể. Ngoài ra, những chiếc cây to cũng được chặt bớt cành để không bị gãy đổ vào người.

Sau trận thiên tai này, rất có thể Hội An nhìn sẽ rất xác xơ nhưng tinh thần của con người thì vẫn như vậy, vẫn lạc quan và yêu đời nhiều lắm.

Một chiều trước cơn bão số 9 ở phố cổ Hội An: Người dân bình tĩnh neo đậu tàu thuyền, tiếng thở cuộc sống bình lặng vẫn vang lên đâu đó - Ảnh 3.

Một căn nhà cổ được chằng buộc bằng cột khung gỗ.

Một chiều trước cơn bão số 9 ở phố cổ Hội An: Người dân bình tĩnh neo đậu tàu thuyền, tiếng thở cuộc sống bình lặng vẫn vang lên đâu đó - Ảnh 4.

Nhiều người dân gia cố nhà cửa.

Những cây xanh có cành tán xum xuê cũng được chặt bỏ bớt.

Ngoài khu phố cổ, con đường dọc bờ sông Hoài mọi khi cũng là điểm đi dạo yêu thích của du khách thì nay trở nên vắng lặng hơn bao giờ hết. Lác đác đâu đó chỉ còn bóng dáng người dân neo đậu, chằng buộc những chiếc thuyền để chúng khỏi bị hất bay lên bờ hoặc trôi đi nơi khác.

Cảnh neo đậu tàu thuyền bên bờ sông.

Đến Hội An du lịch, các du khách đều không thể quên sự hiền hòa của thiên nhiên và sự thân thiện của người dân nơi đây. Ai cũng vậy, họ đều thể hiện hết các nét chất phác, bình dị ra khuôn mặt chứ chẳng buồn giấu nó vào trong. Năm 2019 này, những tháng đầu năm họ đã bị dịch bệnh Covid-19 không cho làm ăn gì hết, mọi con ngõ nẻo đường đều vắng như chùa bà Đanh. Sau đó, khi mọi thứ được khôi phục lại chỉ khoảng vài tháng, dịch bệnh lại quay trở về khiến mọi thứ đóng băng.

Và lần này, trong lúc mọi người còn chưa kịp hoàn hồn thì thiên tai, mà lại là thiên tai nặng nhất trong nhiều năm bất ngờ ghé thăm. Ai cũng bất ngờ, chẳng kịp trở tay hay chuẩn bị chút kinh tế vững vàng nhưng cuộc chiến đến rồi, người Hội An vẫn phải xông pha thôi. Thê nhưng, có một điều khiến ai cũng phải ngưỡng mộ đó là người Hội An thực sự đã có sự bình tĩnh ngay ở trong tâm nên dù trước thiên tai cuồng nộ, họ vẫn thoải mái, vui vẻ trò chuyện với nhau bên hiên nhà, nơi góc phố và thả hồn theo gió bên bờ sông thơ mộng.

Một chiều trước cơn bão số 9 ở phố cổ Hội An: Người dân bình tĩnh neo đậu tàu thuyền, tiếng thở cuộc sống bình lặng vẫn vang lên đâu đó - Ảnh 7.

Người Hội An ngồi trước cửa nhà ngẩn ngơ nhìn trời đoán thời tiết xem mọi thứ rồi sẽ như thế nào.

Một chiều trước cơn bão số 9 ở phố cổ Hội An: Người dân bình tĩnh neo đậu tàu thuyền, tiếng thở cuộc sống bình lặng vẫn vang lên đâu đó - Ảnh 8.

Cuộc sống của họ vẫn rất bình lặng.

Một chiều trước cơn bão số 9 ở phố cổ Hội An: Người dân bình tĩnh neo đậu tàu thuyền, tiếng thở cuộc sống bình lặng vẫn vang lên đâu đó - Ảnh 10.

Mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường. Trong tâm thế của người Hội An dường như không có khái niệm của sự vội vàng, họ luôn chậm trong giới hạn cho phép.

Một chiều trước cơn bão số 9 ở phố cổ Hội An: Người dân bình tĩnh neo đậu tàu thuyền, tiếng thở cuộc sống bình lặng vẫn vang lên đâu đó - Ảnh 11.

Bên bờ sông Hoài, một cặp đôi vẫn tranh thủ ngồi tâm tình nhân lúc mưa còn chưa tới.

Một chiều trước cơn bão số 9 ở phố cổ Hội An: Người dân bình tĩnh neo đậu tàu thuyền, tiếng thở cuộc sống bình lặng vẫn vang lên đâu đó - Ảnh 12.

Nhìn qua chiếc cầu gỗ quen thuộc, người Hội An trông lại càng "tĩnh" hơn.

Bão số 9 được nhận định là một trong những cơn bão lớn và có thể gây ra sức ảnh hưởng mạnh đối với người dân miền Trung. Được biết, bão dự kiến đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Quảng Ngãi nhưng Quảng Nam mà đặc biệt là Hội An cũng sẽ chịu thiệt hại tương đối lớn. 

Bão Molave hình thành ngay sau bão Saude, từ một áp thấp nhiệt đới ở phía Đông Phillippines với sức gió mạnh nhất 75 km/h, cấp 8.

Bão Molave sau đó đã mạnh lên và quét qua Phillippines hôm 25/10 với sức gió 125 km/h, giật 180 km/h khiến ít nhất hai người chết và 19 người mất tích, nhiều ngôi làng ngập trong nước lũ và gần 100.000 người dân phải sơ tán.

Khi vào Biển Đông, bão Molave tiếp tục mạnh lên với sức gió 164 km/h (cấp 14, giật cấp 17) do gặp nhiều yếu tố thuận lợi như: không có chướng ngại vật, nước biển ấm, áp cao không khí lạnh suy yếu.

Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia nhận định Molave sẽ là cơn bão mạnh nhất 20 năm qua với ba đặc điểm nguy hiểm: tốc độ di chuyển rất nhanh, cường độ rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng diện rộng.

Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên là các tỉnh thành được dự báo bị ảnh hưởng nặng khi bão Molave đổ bộ đều đã cấm biển.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM