Trẻ 3 tuổi thường có thói quen này, nó là tật xấu trong mắt người mẹ nhưng lại chứng tỏ bé có IQ cao

(Tổ Quốc) - Có một số tật xấu của trẻ nhưng lại là biểu hiện của IQ cao, cha mẹ hiểu biết sẽ không vùi dập mà để trẻ thoải mái phát triển trí thông minh.

Làm cha mẹ không ai không muốn con có chỉ số thông minh cao, tuy nhiên làm sao để đánh giá lại là điều khó khăn đối với nhiều bậc cha mẹ. Một số đứa trẻ sẽ có biểu hiện IQ cao trong giai đoạn chúng 2-3 tuổi. Một số những biểu hiện này lại bị cha mẹ lầm tưởng là tật xấu của trẻ, nhưng trong mắt bác sĩ và chuyên gia nuôi dạy con cái, chúng là dấu hiệu cho thấy chỉ số IQ cao của trẻ.

1. Thích ném đồ

Một số trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 3 rất thích ném đồ đạc. Ngay sau khi người mẹ nhặt lên, chúng lại tiếp tục ném xuống đất, điều này khiến cho người mẹ cảm thấy rất tức giận và cho rằng đứa trẻ đang cố chống đối mình.

Em bé 3 tuổi thường có thói quen này, nó là tật xấu trong mắt người mẹ nhưng lại chứng tỏ IQ cao trong mắt bác sĩ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Thực ra, sở dĩ trẻ làm như vậy là do chúng đang nhận thức và nhận biết thế giới bằng đôi tay của mình. Khi mới sinh, trẻ thường dùng miệng để nhận biết kích thước, kết cấu và hình dạng của đồ vật. Đến khi cơ thể phát triển, trẻ bắt đầu nhận thức thế giới bằng tay và thích ném đồ vật chứ không cố ý nghịch ngợm.

Bên cạnh đó, việc ném đồ không chỉ góp phần phát triển sức mạnh cánh tay, phối hợp tay mắt mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, tư duy, khả năng tập trung và quan sát của trẻ. Lúc này, cha mẹ không nên ngăn cản việc ném đồ của trẻ, miễn là những thứ ném được không gây nguy hiểm.

2. Mút tay

Bé khoảng 2 tuổi có thói quen mút tay, tuy nhiên nhiều mẹ lo lắng trẻ sẽ nuốt phải vi khuẩn, vi rút trên tay, mỗi khi thấy trẻ mút tay mẹ sẽ la mắng.

Em bé 3 tuổi thường có thói quen này, nó là tật xấu trong mắt người mẹ nhưng lại chứng tỏ IQ cao trong mắt bác sĩ - Ảnh 2.

Thực tế, việc trẻ ở độ tuổi này thích mút tay không phải là điều xấu mà là điều tốt. Não bộ của trẻ lúc này cần được kích thích nhiều hơn, trẻ mút tay cũng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của giác quan và hệ vận động đang rất tốt.

Ngoài ra, việc trẻ tự mút tay cũng là một cách tự an ủi về mặt cảm xúc, có lợi cho sự phát triển ý thức tự giác của trẻ. Nếu sau 4 tuổi mà trẻ vẫn mút tay thì mẹ phải sửa lại.

3. Xé giấy

Xé tờ giấy là bước khởi đầu của bài tập IQ của một đứa trẻ. Mẹ biết không, những động tác do tay trẻ thực hiện càng phức tạp thì càng có lợi cho sự phát triển khả năng tư duy của não bộ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của chỉ số IQ.

Có thể thấy, hành vi xé giấy khiến cha mẹ hoang mang nhưng lại rèn luyện sức bền, sự dẻo dai cho cơ tay, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ.

4. Không thích mang giày

Mọi đứa trẻ đều là tín đồ trung thành của việc đi chân đất, chúng không thích đi giày và tất vào mùa hè mà còn vào mùa đông. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng con mình sẽ bị cảm lạnh, luôn đi giày, tất cho con nhưng trẻ mang không quá nửa tiếng.

Trẻ 3 tuổi thường có thói quen này, nó là tật xấu trong mắt người mẹ nhưng lại chứng tỏ IQ cao trong mắt bác sĩ - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Bàn chân của con người có vô số kinh mạch và huyệt đạo, khi đi chân đất sẽ tăng kích thích bàn chân giúp dẫn truyền thông tin giữa thần kinh thị giác, xúc giác và não bộ. Ngoài ra, đi chân trần giúp trẻ nhạy cảm hơn với mặt đất, giúp điều chỉnh nhịp độ, do đó các động tác phối hợp nhịp nhàng hơn và bước đi vững vàng hơn.

5. Nói chuyện với chính mình

Một số trẻ thường thích tự nói chuyện với bản thân khi chúng đang chơi trò chơi. Đôi khi, chúng vừa lau nước mắt cho búp bê vừa nói: "Em không được khóc, có mẹ đây".

Đây là trẻ chơi trò chơi bằng chính tư duy và logic của mình. Trẻ không chỉ tạo ra luật chơi mà còn đang lên kế hoạch cho cốt truyện tiếp theo và cách thực hiện. Trong quá trình chơi, việc trẻ tự nói chuyện giúp thúc đẩy trí tưởng tượng và khả năng logic của trẻ.

Trẻ 3 tuổi thường có thói quen này, nó là tật xấu trong mắt người mẹ nhưng lại chứng tỏ IQ cao trong mắt bác sĩ - Ảnh 5.

(Ảnh minh họa)

6. Sợ người lạ

Trẻ nhỏ sợ người lạ là điều rất bình thường, đôi khi người lớn chào nhưng chúng không chào lại mà còn quấy khóc.

Thực tế, việc nhận biết là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ, nếu diễn ra càng sớm thì trẻ càng thông minh. Việc nhận biết cho thấy trẻ đã có khả năng phân biệt đâu là người thân, đâu là người lạ, đó là phản ứng bình thường báo hiệu trẻ đã bắt đầu có khả năng tự bảo vệ mình. Khi trẻ có khả năng này, tự nhiên chúng sẽ cảnh giác hơn với người lạ, vì vậy chúng sẽ bộc lộ những hành vi nhút nhát, rụt rè.

Nguồn: Sohu

PHAN HIỀN

Tin mới