Xuất hiện đề thi chỉ có đúng... 2 CHỮ, đọc đến đâu mồ hôi túa đến đó: Ngó xuống tên người ra đề mới hiểu tại sao

(Tổ Quốc) - Bài thi làm trong 90 phút mà chỉ vỏn vẹn 2 chữ. Trời ơi, nghĩ tới thôi đã đau cả đầu.

Không hiếm những kiểu đề thi được dân tình chuyền tay vì độ mới lạ và tất nhiên là cả đánh đố. Chẳng hạn, một đề thi Văn mới đây từ tỉnh Bình Định được chia sẻ đang khiến dân tình toát mồ hôi hột. Ở câu 1 (8 điểm) Nghị luận xã hội, thay vì một câu hỏi về một tác phẩm như thông thường, đề chỉ có vỏn vẹn... 2 bức ảnh. Yêu cầu đưa ra chính là: Từ hình ảnh trên, theo anh (chị), đối với học sinh Trung học phổ thông, những loại công việc nào là "hòn đá lớn"; "viên cuội bé"; "cát mịn"; "nước lã". Hãy chia sẻ phương án sử dụng thời gian của bản thân. Khỏi phải nói chiếc đề này đã khiến học sinh... thường toát mồ hôi ra sao.

Hay mới đây, một đề thi 10 năm trước bỗng dưng được đào lại và chia sẻ rầm rộ. Đó là đề thi môn học "Sinh lý người và động vật" tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM, chỉ bao gồm 2 chữ: "Kháng thể". Không còn bất cứ thông tin nào khác ngoài lưu ý: "Sinh viên không được sử dụng tài liệu trong suốt quá trình thi".

Xuất hiện đề thi chỉ có duy nhất... 2 CHỮ, đọc đến đâu mồ hôi túa đến đó: Ngó xuống tên người ra đề mới hiểu tại sao - Ảnh 1.

Quả thật, nói đây là đề thi tiết kiệm chữ nhất Việt Nam cũng không sai. Xem qua thì tưởng dễ, tha hồ viết, nhưng thực tế, những thứ gì càng mông lung càng khó định hình, nắm bắt. Học sinh có thể làm bài dưới nhiều hình thức miễn trình bày được kiến thức của bản thân. Nhưng cũng vì thế mà học sinh phải có sự hiểu biết sâu rộng chứ không thể nào học vẹt, quay cóp bài của nhau được như thông thường được.

Thầy Phan Kim Ngọc - cán bộ ra đề là một giảng viên tâm huyết - người sáng lập Viện Tế bào gốc (trực thuộc Đại học KHTN - ĐHQG TP.HCM). Theo nhận xét của nhiều sinh viên, thầy thường cho những đề thi gây khó dễ theo cách tương tự. 

Thầy Phan Kim Ngọc không tự nhận mình là người đầu tiên gây dựng nên ngành khoa học tế bào gốc ở Việt Nam, mà chỉ tự nhận là một trong số những người say sưa với công nghệ tế bào gốc ở Việt Nam nhưng giới khoa học cả nước đều biết tên tuổi thầy. Thầy cũng là người đầu tiên tự đem bản thân mình ra làm thí nghiệm điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) bằng tế bào gốc, đem lại nhiều hy vọng cho các bệnh nhân vượt qua căn bệnh hiểm nghèo này.

Học trò của thầy Ngọc nhiều người đã trở thành phó giáo sư, tiến sĩ ở tuổi còn rất trẻ. Có những người nổi tiếng và được bạn bè quốc tế biết đến.

Hiểu Đan

Tin mới