Tại quốc gia châu Á này, mua ô tô về đi nhiều năm rồi bán lại vẫn lãi đến 65% do đâu?

(Tổ Quốc) - Đồng tiền mất giá, lạm phát gia tăng, một hình thức đầu tư của người dân vào xe ô tô cũ đang tạo ra một thị trường nóng hơn bao giờ hết tại Pakistan.

Có thể nói Pakistan là một quốc gia có thị trường ô tô kì lạ. Bạn có thể mua một chiếc xe mới, lái trong nhiều năm và bán lại với giá cao ngất ngưởng.

Ông Muhammad Rameez, Trưởng bộ phận bán hàng của Foundation Securities cho biết, ông đã mua 1 chiếc hatchback mới của Suzuki vào năm 2019. Sau khi lái được 3 năm và đi được khoảng 12.000 km, ông bất ngờ khi chiếc xe của mình được định giá cao hơn đến 65% so với giá gốc.

Theo Optimus Capital Management Pvt có trụ sở tại Karachi, một chiếc Toyota Corolla mua mới với giá 2 triệu rupee (tương đương 24.147 USD) cách đây 5 năm có thể được bán trên thị trường xe cũ với giá 3,2 triệu rupee, tăng 60% trước khi điều chỉnh theo lạm phát.

Đồng tiền mất giá, lạm phát tăng cao đã góp phần làm nóng thêm thị trường ô tô tại đây với những chiếc xe đã qua sử dụng. Người bán qua tay giờ đã trở thành nhà đầu tư thông thái – mua xe mới với lượng lớn và bán lại chúng theo giá cao ngất ngưởng. Theo Viện Kinh tế Phát triển Pakistan, khách hàng Pakistan đã trả khoản chênh lệch đó với tổng số tiền lên tới 170 tỷ rupee trong 5 năm qua.

Ông Muhammad Faisal, Chủ tịch bộ phận ô tô của Lucky Motor Corp, công ty chuyên bán những chiếc xe Kia và Peugeot, cho biết: "Mục tiêu của nhà đầu tư là thu được lợi nhuận tài chính trong ngắn hạn. Khi chúng tôi nói chuyện với các nhà sản xuất toàn cầu khác, họ rất ngạc nhiên khi biết mọi người sẵn sàng trả thêm tiền chênh lệch để mua được một chiếc xe hơi".

Khi anh Subhan Mohsin Ahmed đặt mua một chiếc Honda Civic 2022 vào tháng 3, nó có giá 5,3 triệu rupee và anh nhận được được thông báo sẽ mất một năm để giao xe. Kể từ đó, giá xe đã tăng 33% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Các hợp đồng Pakistan yêu cầu khách hàng phải đặt cọc trước và trả phần còn lại vào ngày giao hàng.

Tại Chợ Morr ở khu phố New Karachi, rất nhiều những chiếc ô tô cũ đã được giao dịch vào mỗi tối chủ nhật với hàng triệu rupee. Thậm chí vé vào khu vực này (có sức chứa khoảng 2.000 xe) có giá khoảng 300 rupee nhưng vẫn có rất nhiều người mua vé và các con đường gần đó cũng không kém phần nhộn nhịp.

Tại quốc gia châu Á này, mua ô tô mới lái trong nhiều năm khi bán lại vẫn lãi đến 65% do đâu?   - Ảnh 1.

Chợ Morr tại New Karachi. Ảnh: WSJ

Đồng tiền thường xuyên sụt giá đã đẩy Pakistan vào 13 chương trình cho vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế kể từ cuối những năm 1980 và thu nhập bình quân đầu người hầu như không thay đổi. Lạm phát của họ gần như đạt tốc độ nhanh nhất ở châu Á và đồng rupee đã giảm gần 300% kể từ năm 2000.

Mức sống trì trệ khiến thị trường của quốc gia này trở nên nhỏ bé, với doanh số 120.000 - 220.000 xe trong hầu hết các năm kể từ năm 2004. Điều đó khiến việc mở các nhà máy lớn là không khả thi. Thay vào đó, các công ty nhập khẩu đến 90% bộ phận của ô tô và lắp ráp xe trong nước. Họ sẽ chỉ lắp ráp khi nhận được các đơn đặt hàng, do đó khách hàng phải chờ đợi hàng năm trời để có thể được nhận xe.

Khi Lucky Group giới thiệu xe Kia đến Pakistan vào năm 2019, công ty muốn nhìn thấy những chiếc xe này trên đường thay vì trong các phòng trưng bày xe cũ. Vì vậy, các nhân viên đã rà soát cẩn thận danh sách khách hàng của họ để đảm bảo rằng không có bất kỳ nhà đầu tư nào trong số họ.

Ông Muneeb Gulzar, chủ đại lý ô tô đã qua sử dụng Sam Automobiles, chuyên bán các loại ô tô nhập khẩu cao cấp như Audis và Porsches ở Karachi. Anh ấy nói rằng anh ấy không vội đưa chúng ra khỏi phòng trưng bày.

"Những chiếc xe này ngồi ở đây càng lâu, chúng càng có giá trị," anh giải thích.

Theo WSJ

Như Quỳnh

Tin Cùng Chuyên Mục
Lương thưởng bị ảnh hưởng, sức mua Tết năm nay ra sao?

Lương thưởng bị ảnh hưởng, sức mua Tết năm nay ra sao?

Tuy lương thưởng của người dân bị ảnh hưởng ít nhiều do các biến động từ thị trường, nhưng dự báo tình hình hàng hóa bán ra dịp Tết này vẫn sẽ tăng, khi các đơn vị đã chuẩn bị nguồn hàng nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng dịp Tết Quý Mão 2023.
Tin mới