Hải quân Mỹ đã vô tình dâng “món quà vô giá” cho Nga trên biển Barents?

Tú Anh | 10-05-2020 - 20:27 PM

(Tổ Quốc) - Việc Mỹ và Anh triển khai tàu chiến đến biển Barents, địa bàn được coi là "sân nhà" của Nga đã vô tình mang đến cho Moscow một cơ hội hiếm có để thử nghiệm các hệ thống giám sát.

Ngày 4/5, biên đội gồm 3 tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke của Hạm đội 6 Hải quân Mỹ USS Donald Cook (DDG 75), USS Porter (DDG 78), USS Roosevelt (DDG 80) và tàu hậu cần USNS Supply (T-AOE 6) cùng khinh hạm HMS Kent (F 78) của Hải quân Hoàng gia Anh đã đi vào biển Barents để thực thi các chiến dịch an ninh hàng hải theo Luật pháp Quốc tế.

Đây là lần đầu tiên sau 30 năm Hải quân Mỹ mới triển khai các tàu chiến đến vùng biển Bắc Cực ở phía bắc của phần lãnh thổ Nga thuộc châu Âu.

Hạm đội 6 Hải quân Mỹ cho biết, hoạt động lần này nhằm khẳng định cam kết tự do hàng hải và thể hiện sự phối hợp ở mức cao nhất giữa các lực lượng Mỹ và đồng minh NATO.

Hải quân Mỹ đã vô tình dâng “món quà vô giá” cho Nga trên biển Barents? - Ảnh 1.

Các tàu chiến của Hải quân Anh - Mỹ tiến vào biển Barents

"Trong giai đoạn đầy thách thức này, điều quan trọng hơn bao giờ hết là chúng ta cần duy trì đều đặn các hoạt động trên khắp mặt trận châu Âu, đồng thời thực hiện các biện pháp thận trọng để bảo vệ sức mạnh lực lượng của chúng ta”, Phó Đô đốc Lisa Franchetti, Tư lệnh Hạm đội 6 Hải quân Mỹ nhấn mạnh.

"Cùng với cam kết thúc đẩy an ninh và ổn định trong khu vực, chúng ta đồng thời cũng phải xây dựng niềm tin và củng cố khả năng sẵn sàng chiến đấu ở Bắc Cực", Franchetti lý giải.

Bình luận về sự kiện này, tờ Sohu của Trung Quốc cho rằng mặc dù Nga không hài lòng với sự xuất hiện của các tàu chiến NATO ở biển Barents, nơi vốn được coi là “sân nhà” của Nga nhưng đây thực sự là cơ hội hiếm có đối với Moscow.

Lý do được Sohu đưa ra là Nga đã tận dụng thời cơ hiếm hoi này để “kiểm tra” các hệ thống theo dõi của mình “một cách miễn phí”.

Bên cạnh đó, việc Mỹ muốn “nắn gân” Nga lại vô tình mang đến một món quà bất ngờ ngoài dự kiến đối với Moscow vì thời gian gần đây Nga đang nỗ lực phát triển một hệ thống giám sát các địa điểm trên không, trên biển và dưới lòng biển ở Bắc Cực.

Vì vậy, điều tưởng chừng bất lợi lại mang về lợi thế lớn cho Nga vì đây có thể được xem là cơ hội hoàn hảo để Moscow kiểm tra các khả năng bảo vệ lợi ích của mình ở Bắc Cực.

Hoàng gia Anh điều chiến đấu cơ Typhoon hộ tống “sát thủ săn ngầm” Tu-142 của Nga

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM