• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Vào rừng Tây Giang cùng "biệt đội phá bẫy": Những ngày “ăn gió, nằm sương” để giải cứu động vật hoang dã

Thực hiện: Hà Nam | 16/01/2024

(Tổ Quốc) - Tại rừng phòng hộ Tây Giang (Quảng Nam), có một “biệt đội” rất đặc biệt. Công việc hằng ngày của họ là “ăn gió, nằm sương” giữa đại ngàn để tìm kiếm, tháo gỡ bẫy thú và giải cứu động vật hoang dã.

"Đội đặc nhiệm" giữa đại ngàn

Dưới cái rét căm căm của đợt gió mùa những ngày giữa tháng 1/2024, Zơrâm Ngoàn (SN 1994) đang cặm cụi cùng đồng nghiệp gói ghém đồ đạc, chuẩn bị cho chuyến đi rừng gần 10 ngày. Để ứng phó với mưa rét trong những ngày ăn, ngủ giữa rừng sâu, mỗi người họ phải gùi trên lưng gần 20 kg tư trang, gồm: máy định vị GPS, smart phone, ống nhòm, tăng, võng, màn, đèn pin, xoong nồi, gạo, mì tôm, mắm muối, cá khô, thuốc men,…

Đây là chuyến đi rừng dài ngày đầu tiên trong năm mới của Zơrâm Ngoàn, cùng Đội tuần tra rừng và tháo gỡ bẫy dựa vào cộng đồng (viết tắt là Đội CPT) tại huyện Tây Giang (Quảng Nam). Dự án do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ, nhằm góp phần giúp bảo vệ sự sống của những loài sinh vật dưới tán rừng già.

Các thành viên trong "biệt đội phá bẫy" chuẩn bị đồ đạc trước khi vào rừng tuần tra.

Tháng 9/2022, "Biệt đội phá bẫy" đầu tiên được thành lập tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tây Giang với 5 thành viên. Nhiệm vụ của họ là liên tục thực hiện những chuyến tuần tra dài ngày xuyên khu rừng nguyên sinh lớn nhất cả nước, tìm kiếm, tháo gỡ bẫy và giải cứu động vật hoang dã. Trong trường hợp phát hiện lâm tặc, đội sẽ báo cho ngành chức năng.

Đến nay, đội CPT đã tăng lên con số 5, với 25 thành viên, đa số thuộc thế hệ GenZ; trong đó 1 thành viên người Kinh, 24 thành viên còn lại đều là đồng bào Cơ Tu.

Sau khi leo qua ngọn núi khá dốc, men theo một đường mòn nhỏ, tôi theo chân "đội đặc nhiệm" tiến sâu vào rừng. Vừa đi, cả nhóm vừa săm soi từng gốc cây, dưới những lớp lá khô để tìm bẫy thú mà thợ săn ngụy trang. Trong hành trình kéo dài hơn một tuần ấy, ban ngày chúng tôi băng rừng, lội suối; đêm đến thì mắc võng ngủ dưới tán cây.

Có hôm, phải lặn lội hàng chục kilomet đường rừng mà vẫn không gặp được nguồn nước, mọi người phải dùng bao nilon hứng giọt sương để uống. Vắt, muỗi rừng, ruồi vàng, rắn độc, cành cây mục gãy đổ,… là những mối đe dọa thường trực khiến người lần đầu đi rừng như tôi luôn bất an.

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 3.

Mỗi tháng các thành viên có 16 đến 20 ngày đi tuần trong rừng

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 4.

Mỗi chuyến đi, các thành viên đều vác trên vai khoảng 15-20 kg đồ đạc, vượt qua hàng trăm, khe suối, vực sâu hiểm trở, nguy hiểm chực chờ

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 5.

Các thành viên hỗ trợ nhau vượt qua con thác giữa rừng

Những bước chân lặng lẽ, ngày đêm bảo vệ thú rừng

Thấy bạn đồng hành mới có vẻ căng thẳng, Zơrâm Ngoàn liên tục trấn an: "Đừng lo lắng quá! Tụi mình đều được đào tạo bài bản về sơ cấp cứu và khả năng sinh tồn hết rồi. Do mỗi tháng phải thực hiện 16 đến 20 ngày tuần tra rừng nên trong balo luôn mang theo đầy đủ thuốc men để ứng phó với những tình huống nguy hiểm. Hồi cuối năm 2022, mình cũng từng thoát chết khi bị rắn độc cắn vào chân, may được anh em xử lý kịp thời...".

Vào rừng Tây Giang cùng "biệt đội phá bẫy": Những ngày “ăn gió, nằm sương” để giải cứu động vật hoang dã - Ảnh 7.

Đang tỉ mẩn gỡ một bẫy thú cạnh đó, Ating Thuận (SN 1995) cũng kéo ống quần "khoe" với tôi vết sẹo to ở đầu gối. Thuận kể, đầu tháng 12/2023, trong lúc đi tuần, anh bị trượt chân ngã xuống suối, chân phải chấn thương nặng, được đồng đội khiêng ra khỏi rừng đến bệnh viện cấp cứu. Sau gần 10 ngày điều trị, vừa khỏi bệnh, chàng trai Cơ Tu lại lập tức xin tiếp tục đi tuần vì nhớ rừng.

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 7.

Từ khi có đội CPT, số lượng bẫy thú do thợ săn đặt tại rừng Tây Giang đã giảm rõ rệt, nhiều động vật hoang dã được thả về lại tự nhiên

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 8.

Một chiếc bẫy kẹp thợ săn đặt trong rừng bắt động vật hoang dã

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 9.

Trong lúc Zơrâm Ngoàn tháo bẫy, thành viên Bling Duy ngồi cạnh để ghi lại tọa độ nơi phát hiện

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 10.

Sinh ra và lớn lên ở miền sơn cước nên Ating Thuận và tất cả thành viên đội đều có kỹ năng đi rừng, am hiểu tập tính, phương thức hoạt động của thợ săn cũng như các loại bẫy. Tuy nhiên, theo quan niệm của người bản địa, việc bị người khác phá bẫy hay giải thoát thú là điều kiêng cữ và có tội với thần rừng.

Ngay cả bạn bè, người thân của các thành viên cũng đã và đang săn bắt động vật hoang dã để làm thức ăn và thực phẩm thờ cúng trong các nghi lễ. Vì vậy, những ngày đầu tham gia "biệt đội phá bẫy", Ating Thuận bị hàng xóm, bà con ghét bỏ, thù vặt. Nhiều lần người dân đặt bẫy và sau đó bị Tổ tuần tra phá bỏ, họ tìm đến nhà Ating Thuận chửi mắng. Lần khác trong làng có người chết, họ đổ lỗi do anh và các "chiến hữu" tháo gỡ bẫy, thả thú nên bị "ma rừng về bắt".

"Thực sự người dân nơi đây không thích việc phá bẫy, thả thú nên không ít lần chúng tôi bị họ ghét bỏ, xa lánh. Nhưng sau thời gian kiên trì giải thích thì hiện mọi người cũng dần thay đổi tập quán sắn bắt động vật hoang dã, nhất là những người trẻ", Ating Thuận trải lòng.

Ám ảnh và buồn nhất là những lần tìm thấy bẫy nhưng con thú đã chết

Là thành viên người Kinh duy nhất, suốt 16 tháng qua, vì lỡ yêu rừng xanh mà Hứa Nguyễn Minh Tuấn (SN 1999) đã từ bỏ nhiều cơ hội được đi làm gần nhà, để gắn bó với công việc vất vả, gian nguy nhưng thu nhập chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng này.

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 12.

Hứa Nguyễn Minh Tuấn, trưởng nhóm và cũng là thành viên người Kinh duy nhất trong đội CPT

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 13.

Những thanh niên người Cơ Tu này được xem như "hiệp sỹ" của thú rừng tại Tây Giang vì hoạt động gỡ bẫy của họ

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 14.

Các thành viên đều sử dụng thành thạo các ứng dụng SMART tiên tiến để xác định vị trí, theo dõi được hành trình và giúp xây dựng báo cáo chi tiết trong mỗi chuyến tuần tra

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 15.

Một chú khỉ con mắc bẫy vừa được đội CPT cứu và thả về lại với rừng

Theo Tuấn, càng vào sâu trong rừng thì những "cạm bẫy" chi chít như thiên la địa võng, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ gặp nạn. Các loại bẫy thú thường gặp ở đây như bẫy dây rút, bẫy lưới, bẫy kẹp…; trong đó phổ biến nhất là bẫy dây rút vì loại này đơn giản, dễ lắp đặt trong rừng.

Bẫy được làm từ sợi dây kẽm, một đầu buộc vào cành cây uốn cong để tạo sức bật, một đầu buộc tròn như thòng lọng, đặt dưới một hố đất nhỏ và ngụy trang bằng lá cây khô. Khi con vật đi qua, chân sẽ bị sụp xuống hố, thòng lọng siết chặt lại và cành cây bật lên, treo ngược con thú khiến nó không thể thoát ra, càng giãy giụa càng bị siết chặt, mất máu và kiệt sức.

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 15.

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 15.

Ating Thuận cẩn thận tháo gỡ một cái bẫy dây rút

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 16.

Sau mỗi lần gỡ bẫy thành công, họ dùng smartphone để ghi lại đầy đủ thông tin

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 18.

Trong ảnh là một chiếc bẫy hàm nhọm được làm bằng thép đã hoen rỉ, còn dính đầy lông thú

Tuấn kể, mỗi lần tổ tuần tra tiếp cận con thú đang mắc bẫy, nó đều trong tình trạng sợ hãi, kêu rên thảm thiết, đau đớn. Do vậy, quá trình tháo bẫy phải làm cẩn thận và nhanh chóng, nếu không sẽ khiến con thú bị tổn thương thêm.

"Khi phát hiện ra bẫy, mọi người sẽ báo hiệu cho nhau bằng động tác tay, chứ không la hét, gọi lớn, tránh làm ảnh hưởng đến các con vật xung quanh đó. Ám ảnh và buồn nhất là những lần tìm thấy bẫy nhưng con thú đã chết, có con dính bẫy lâu ngày nhưng bị đám săn trộm 'bỏ quên' nên chỉ còn lại bộ xương", Tuấn trải lòng.

Vào rừng Tây Giang cùng "biệt đội phá bẫy": Những ngày “ăn gió, nằm sương” để giải cứu động vật hoang dã - Ảnh 21.

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 18.

Bữa cơm đạm bạc với cá cơm khô giữa rừng sâu, dùng lá chuối làm bát, cây rừng làm đũa

Trong ngày đầu đi tuần tra trở lại, Bhling Duy (SN 1998) được mẹ kho giúp một nồi cá cơm khô mang theo cho cả đội cùng ăn lấy sức. Đây là bữa trưa thịnh soạn nhất trong cả hành trình; những ngày tiếp theo, mọi người đều ăn cơm nắm chấm muối vừng, mì tôm, lương khô,...

Vì đặc thù công việc thường ở trong rừng sâu, không có sóng điện thoại nên những "hiệp sĩ" nông dân này mất liên lạc với gia đình gần nửa tháng là "chuyện như cơm bữa". Đến bây giờ, Bling Nhiên (SN 1996) vẫn nhớ như in kỷ niệm nhận được tin "lên chức bố" ngay giữa rừng sâu.

"Hôm đó là ngày 14/12/2022, mình đang tuần tra trong rừng, lúc dừng chân trên đỉnh núi để nghỉ trưa, điện thoại bắt được tí sóng thì nhận được nhắn của vợ báo đã sinh em bé. Lúc đó mình vui lắm, nhưng vẫn cố gắng cùng anh em hoàn thành hết hành trình mới về bên vợ con. May mắn, vợ hiểu được ý nghĩa việc mình đang làm nên không giận", Bling Nhiên bẽn lẽn cười khi nhớ lại.

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 20.

Đồng đội hỗ trợ nhau mắc võng để nghỉ trưa

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 21.

Tranh thủ phút dừng chân trên đường tuần tra, Ating Thuận ghi chép lại vị trí của số bẫy đã tháo được trong buổi sáng

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 22.

16 chiếc bẫy các loại là thành quả của cả đội chỉ trong 1 buổi sáng

Vào rừng Tây Giang cùng "biệt đội phá bẫy": Những ngày “ăn gió, nằm sương” để giải cứu động vật hoang dã - Ảnh 27.

Từ lúc thành lập đến nay, các thành viên của Đội tuần tra rừng và tháo gỡ bẫy dựa vào cộng đồng tại huyện Tây Giang đã thực hiện hơn 250 ngày công tại thực địa, phát hiện, tháo gỡ hơn 7000 bẫy các loại và giải cứu được nhiều động vật hoang dã.

Đối với Zơrâm ngoàn, Ating Thuận, Bling Nhiên,... khi mỗi chiếc bẫy được phá, một động vật hoang dã sẽ được ở lại với bầy đàn. Đó không chỉ là trách nhiệm với công việc, mà còn là đam mê, tình yêu của họ với hồn thiêng đại ngàn. Đặc biệt, hành động của những chàng trai trẻ còn tác động tích cực đến nhận thức của đồng bào vùng cao trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. Nhờ vậy, đến nay, số lượng bẫy tại rừng Tây Giang đã giảm dần từng ngày, một số cộng đồng đã không còn đặt bẫy săn thú nữa.

WeChoice Awards 2023 vừa công bố 5 đề cử chính thức ở hạng mục Z - Project - Dự Án Trẻ Vì Cộng Đồng là Sài Gòn Xanh, Trạm cứu hộ động vật nông nghiệp Hà Nội, "Biệt đội phá bẫy" ở rừng Tây Giang, Dự án Fly to Sky, Dự án Ethnicity.

Tính đến sáng ngày 16/1, "Biệt đội phá bẫy" ở rừng Tây Giang đang đứng ở vị trí thứ 3 với gần 18 nghìn lượt bình chọn từ cộng đồng.

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 26.

"Biệt đội phá bẫy" ở rừng Tây Giang đang nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng

Bình chọn cho "Biệt đội phá bẫy" ở rừng Tây Giang tại đây.

WeChoice Awards - Giải thưởng thường niên do Công ty cổ phần VCCorp tổ chức, với mong muốn tôn vinh những con người, kể những câu chuyện truyền cảm hứng nhất, những sự kiện, sản phẩm và công trình có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng - đã quay trở lại với thông điệp: Dám đam mê Dám rực rỡ.

Sau khi nhận được rất nhiều đề cử ấn tượng do cộng đồng gửi về, cổng bình chọn của WeChoice Awards 2023 đã chính thức mở từ ngày 8/1/2024. Ngay từ bây giờ, hãy bình chọn cho những nhân vật, câu chuyện mà bạn cảm thấy được truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất và xứng đáng tôn vinh tại WeChoice Awards 2023.

Thời gian bình chọn sẽ kéo dài từ 8/1/2024 đến 23h59 ngày 24/1/2024. Kết quả bình chọn sẽ được công bố vào đêm Gala vinh danh và trao giải diễn ra ngày 27/1/2024. Bình chọn ngay tại wechoice.vn!

Theo chân “biệt đội” tháo gỡ bẫy, giải cứu thú tại rừng Tây Giang - Ảnh 29.


NỔI BẬT TRANG CHỦ