Mục sở thị nơi chế tạo hàng nghìn chiếc mặt nạ đồ chơi trung thu

Minh Ngọc | 22-08-2022 - 20:00 PM

(Tổ Quốc) - Làng nghề Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vốn được mệnh danh là "thủ phủ" sản xuất các sản phẩm đồ chơi truyền thống cho trẻ em.

Còn vài tuần nữa mới đến Tết Trung thu nhưng đối với cơ sở Đông Hạnh chuyên sản xuất đồ chơi Trung thu cho trẻ em của gia đình ông Vũ Huy Đông (một trong những cơ sở hiếm hoi còn sót lại của nghề truyền thống) lúc nào cũng tràn ngập không khí.

Nơi trung thu vui như... Tết

Tận mắt tại "thủ phủ" sản xuất đồ chơi Trung Thu

Luôn tay tô vẽ những đường nét lên chiếc mặt nạ mới được tạo phần thô, ông Đông chia sẻ, đến nay đã hơn 40 năm tiếp nối nghề truyền thống của đời cha để lại.

Theo ông Đông, trước kia làng Ông Hảo chủ yếu tập trung làm trống, nay làng còn phát triển các đồ chơi như; đèn ông sao, đèn kéo quan (hay còn gọi là kéo quân) và mặt nạ.

Nghệ nhân làng nghề Ông Hảo đang tô vẽ mặt nạ

Nghệ nhân làng nghề Ông Hảo đang tô vẽ mặt nạ

Đường nét có hồn

Đường nét có hồn

Phần thô trước khi được tô vẽ

Phần thô trước khi được tô vẽ

Cốt bằng xi măng

Cốt bằng xi măng

Hiện nay, gia đình ông Đông phát triển rất đa dạng các loại hình mặt nạ. Từ những nguyên liệu, thậm chí là phế liệu bỏ đi như tre, nứa, bìa các tông cũng được các thợ thủ công khác "phù phép" để tạo ra những chiếc mặt nạ với nhiều hình dáng bắt mắt, đa dạng như: Mặt nạ chú Tễu, ông Địa, thằng Bờm; mặt nạ con vật như đầu lân, đầu sư tử…

Ông Đông kể, một mình gia đình ông không thể đủ sản lượng bán ra ngoài nên phần thô (tức là phôi trước khi được tô vẽ) chủ cơ sở giao cho một số gia đình khác gia công rồi ông nhập lại.

Để làm mặt nạ, ông Đông tạo hình bằng xi măng, sau đó giấy được phết hồ rồi bồi vào để hình thành ra mặt nạ, công đoạn này không quá khó nhưng không phải ai cũng làm được bởi nó đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, từng nét vẽ. Nhìn là phải biết ngay đó là trai hay gái, mặt phải cười toe toét.

Các nghệ nhân "thổi hồn" vào mặt nạ

Các nghệ nhân "thổi hồn" vào mặt nạ

Các hình dạng

Các hình dạng

Trong các loại hình mặt nạ, công đoạn khó nhất là vẽ đầu lân, đầu sư tử, để cho ra được sản phẩm có thần thái, có được cái "hồn." Người vẽ phải nhấn vào các chi tiết râu, mắt… để trở thành những món đồ chơi không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng yêu thích.

Lấy công làm lãi, quyết giữ nghề

Để làm ra một sản phẩm phải mất nhiều công đoạn, trung bình 30 phút/ chiếc mặt nạ, nhưng giá bán từ nơi sản xuất không cao. Ông Đông tính ra, từ đầu năm đến nay cơ sở của gia đình đã xuất đi được gần 10 sản phẩm các loại, khách hàng từ các tỉnh thành trên cả nước đều biết đến.

Một bé trai đang trải trải nghiệm

Một bé trai đang trải trải nghiệm

Bé trai và mặt nạ

Bé trai và mặt nạ

Mặt nạ cũng phải được phân biệt nam - nữ

Mặt nạ cũng phải được phân biệt nam - nữ

Ông Đông chia sẻ thêm, song song với việc sản xuất đồ chơi, cơ sở của ông còn được một số công ty du lịch kết nối để đưa khách đến và nhiều nhóm các em học sinh cũng đế trải nghiệm.

Người dân mong muốn nghề truyền thống được lưu truyền

Người dân mong muốn nghề truyền thống được lưu truyền

Trống là một trong những sản phẩm được sản xuất nhiều

Trống là một trong những sản phẩm được sản xuất nhiều

Ông Đông phân tích về kỹ thuật làm ra chiếc trống

Ông Đông phân tích về kỹ thuật làm ra chiếc trống

Các sản phẩm rất đa dạng

Các sản phẩm rất đa dạng

Gia đình ông Đông có con trai, con gái nhưng tất cả đều đang công tác làm việc tại các cơ quan, thu nhập đều ổn định. Không chắc tương lai thế hệ này có nối tiếp nghề truyền thống.

Chính vì sự "hấp dẫn" của nghề và những năm trở lại đây, xu hướng lựa chọn những sản phẩm đồ chơi trung thu truyền thống thân thiện như đèn ông sao, trống, đắt hàng nhất là mặt nạ giấy bồi cho trẻ nhỏ, khiến cho gia đình ông Đông thêm quyết tâm để tiếp tục giữ lửa nghề, phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM