• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

10 động tác Yoga nhẹ nhàng giúp giảm nguy cơ nhiễm virus cúm

Thể thao 31/01/2020 16:09

(Tổ Quốc) - Hệ miễn dịch tốt sẽ giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc cúm, đặc biệt là trong bối cảnh virus Corona đang có nguy cơ lan rộng. Dưới đây là 10 bài tập yoga nhẹ nhàng giúp bạn giảm nguy cơ virus cúm.

Bên cạnh việc sử dụng những biện pháp phòng tránh virus trong mùa cúm như rửa tay, vệ sinh tốt, sử dụng khẩu trang... một lối sống lành mạnh với những bài tập thể dục thường xuyên, ít căng thẳng cùng chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp chúng ta nâng cao hệ miễn dịch của bạn và dễ bị bệnh.

Hệ miễn dịch tốt sẽ giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc cúm, đặc biệt là trong bối cảnh virus Corona đang có nguy cơ lan rộng. Dưới đây là 10 bài tập yoga nhẹ nhàng giúp bạn giảm nguy cơ virus cúm.

1. Mountain Pose (Tadasana) - Tư thế ngọn núi

Mountain Pose (Nguồn: Howcast)

Đây là bài tập giúp cải thiện lưu thông máu, đưa oxy và chất dinh dưỡng đến mọi bộ phận của cơ thể. Người tập Mountain Pose sẽ ổn định được hơi thở, giảm căng thẳng, tăng năng lượng cùng khả năng phòng ngừa bệnh.

2. Child’s Pose (Balasana) - Tư thế đứa trẻ

Child's Pose (Nguồn: Howcast)

Người tập Child's Pose sẽ xây dựng được một hệ thống phòng vệ miễn dịch tốt. Người tập Child’s Pose có thể thư giãn sâu, giảm đau lưng. Động tác này cũng giúp xoa dịu hệ thần kinh, làm giảm táo bón.

3. Fish Pose (Matsyasana) - Tư thế con cá

Fish Pose (Nguồn: Howcast)

Fish Pose là một trong những cách tốt nhất để thực hành thở sâu. Động tác này giúp người tập cân bằng hệ thần kinh. Fish Pose sẽ gây tác động đến phần trên của cơ thể trong đó có cả tim và phổi.

Fish Pose giúp người tập điều chỉnh tư thế cơ thể, kích thích tuyến ức cho cơ chế phòng vệ của cơ thể. Nếu tập thường xuyên sẽ giúp tăng cường miễn dịch, kích thích cơ thể, đồng thời giảm sự mệt mỏi và lo lắng.

4. Camel Pose (Ustrasana) - Tư thế con lạc đà

Camel Pose (Nguồn: Howcast)

Camel Pose thúc đẩy tăng cường miễn dịch phổ biến, đông thời cải thiện hệ thống hô hấp và giúp tiêu hóa. Không những vậy, Camel Pose còn giúp người tập thúc đẩy lưu thông của máu ở các động mạch trong trái tim. Ngoài ra, động tác này cũng giúp tăng cường cơ vai, cơ bụng và đùi.

5. Bow Pose (Dhanurasana) - Tư thế cây cung

Bow Pose (Nguồn: Howcast)

Bow Pose sẽ giúp cải thiện dòng tế bào miễn dịch, chống lại căng thẳng và mệt mỏi đồng thời tăng cường cơ bụng và lưng, cải thiện tính linh hoạt của xương sống và cũng có thể giúp giải quyết vấn đề về thận.

6. Chair Pose (Utkatasana) - Tư thế cái ghế

Chair Pose (Nguồn: Howcast)

Chair Pose có tác dụng xây dựng sức mạnh và sức chịu đựng trên cơ thể. Động tác này sẽ mang lại hiệu quả đồng thời ở việc kích thích tim, xoa bóp cả cơ bụng, giảm cân và cải thiện hệ thống hô hấp.

7. Tree Pose (Vrksasana) - Tư thế cái cây

Tree Pose (Nguồn: Howcast)

Đây là tư thế khá khó thực hiện bởi đòi hỏi về sự cân bằng mỗi bên chân. Tree Pose sẽ giúp cho cột sống trở nên mạnh mẽ hơn. Người tập cũng có thể điều phối cơ bắp, thần kinh ổn định đồng thời cải thiện sự linh hoạt của cơ thể, tăng sức chịu đựng.

8. Cobra Pose (Bhujangasana) - Tư thế con rắn

Cobra Pose (Nguồn: Howcast)

Cobra Pose sẽ giúp người tập mở ngực, giải phóng các bạch cầu làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài tác dụng giảm stress, mệt mỏi, Cobra Pose cũng giúp cải thiện lưu thông máu trên cơ thể.

9. Bridge Pose (Setu Bandhasana) - Tư thế cây cầu

Bridge Pose (Nguồn: Howcast)

Đây là tư thế giúp cải thiện lưu thông máu. Việc lưu thông máu sẽ giúp người tập tăng mức năng lượng và tăng cường khả năng miễn dịch. Từ đó, người tập có thể chống lại các mầm bệnh nguy hiểm, nhất là virus cúm.

10. Plow Pose (Halasana) - Tư thế cái cày

Plow Pose (Nguồn: Howcast)

Đây là một tư thế giúp giải phóng các bạch cầu trong cơ thể, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch. Plow Pose cũng giúp người tập kích thích tuyến giáp, một trong những tuyến quan trọng đối với miễn dịch.

Đăng Huy (t/h)

Từ khóa:

NỔI BẬT TRANG CHỦ