(Tổ Quốc) - Trong 10 tháng đầu năm 2018, 91 vụ ngộ độc thực phẩm đã cướp đi sinh mạng 15 người trên cả nước.
Thông tin này được Phó Giáo sư Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết trong Hội nghị về Công tác đảm bảo An toàn thực phẩm, diễn ra tại TP.HCM vào ngày 9/11.
Ông Phong chia sẻ, Nghị định số 15/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điểu của Luật ATTP ra đời đã tạo ra bước đột phá, thay đổi căn bản phương thức quản lý thực phẩm, giúp tiết kiệm 7.754 ngàn ngày công và 3.107,5 tỷ đồng (theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh Trung ương).
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thông tin về tình hình phòng chống ngộ độc thực phẩm trong 9 tháng đầu năm 2018.
Nghị định này đã cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên nghành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm nhằm tạo thuận lợi cho danh nghiệp phát triển kinh dooanh, sản xuất nhưng không buôn lỏng công tác quản lý ATTP.
Tính đến tháng 9/2018, Cục đã triển khai 20 đoàn thanh tra, kiểm tra về ATTP; thực hiện công tác xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị vầ ATTP; xử lý vi phạm về quảng cáo.
Cục trưởng Cục ATTP đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 71 cơ sở với 105 hành vi vi phạm, tổng số tiền phạt là hơn 4.3 tỷ đồng.
Bệnh nhân nghi ngộ độc do bánh mì được điều trị tại BV Nhi đồng 1.
Trong đó:
Có 67 hành vi vi phạm về quảng cáo phạt hơn 2.5 tỷ đồng.
19 hành vi vi phạm về chất lượng.
14 hành vi vi phạm không thực hiện công bố sản phẩm quy định.
5 hành vi vi phạm về nhãn và 2 hành vi vi phạm điều kiện sản xuất.
Cùng với phạt tiền, Cục ATTP cũng đã tạm dừng lưu thông nhiều lô sản phẩm vi phạm cũng như thu hồi giấy pháp hàng trăm công ty.
Sự quyết liệt của cơ quan chức năng đã thu được những thành quả cụ thể.
Tính đến ngày 31/10, cả nước có tổng cộng 91 vụ ngộ độc ATTP, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2017. Số người ngộ độc là 2.700 trường hợp (giảm 20%) và 15 nạn nhân tử vong (giảm 37% so với 24 người chết cùng kỳ năm 2017).
Lý giải về điều này, PGS Phong cho rằng ở năm 2017 số người tử vong tăng đột biến so với các năm vì ngộ độc rượu và ăn nấm độc tăng cao.
Cục ATTP khuyến cáo người dân không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.
Do đó trong thời gian tới, nhất là khi dịp lễ Tết dương lịch, Tết âm lịch đến gàn, Cục ATTP cảnh báo người dân cần lựa chọn, chế biến và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.
Đặc biệt về vấn đề ngộ độc rượu trong dịp Tết, Cục khuyến cáo không uống cồn công nghiệp vì có thể gây mù mắt và tử vong.
Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; tránh xa rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng; không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị; trẻ em dưới 18 tuổi không được uống rượu bia.
Người dân cũng tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại. Không ăn thử nấm, không hái nấm chưa xòe mũ vì khó nhận dạng nấm độc hay lành. Không ăn nấm bị dập nát, ôi thiu.
Ngoài ra, cần hạn chế chế biến quá nhiều thực phẩm, thức ăn ngày Tết để tránh sử dụng thực phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, mốc hỏng.
Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép.