• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

3 tiêu chí “vàng” trong phòng bệnh cây trồng mùa mưa

Sức khỏe 07/07/2016 16:44

Với điều kiện thời tiết bất lợi, mùa mưa thường ảnh hưởng đến việc chăn nuôi cùng như trồng trọt của bà con. Tình trạng mưa kéo dài, lượng nước dâng cao bất thường có thể khiến các vườn cây ngập úng, cây chết do thiếu oxy,… Do đó cần có những kế hoạch riêng để phòng bệnh cây trồng mùa mưa một cách hiệu quả.

 1. Xây dựng hệ thống thoát nước

Để phòng bệnh cây trồng mùa mưa, cần chú ý đến việc xây dựng hệ thống thoát nước đảm bảo đủ tiêu chuẩn và chất lượng. Các bờ ruộng hay vườn cần được xây cao, ngăn nước có thể tràn vào. Trong trường hợp mưa lớn kéo dài, bà con cần bơm nước ra ngoài, tránh tình trạng cây sống trong ngập úng sẽ khiến cây bị thối rễ và chết.

Nếu có điều kiện, nên thiết kế rãnh phụ, giúp nước mưa có thể thoát ra từ luống một cách dễ dàng. Ngoài ra, bà con chỉ nên đi lại trong vườn cây khi thật cần thiết bởi lúc này, đất khá ướt nên việc di chuyển có thể khiến rễ, gốc cây bị ảnh hưởng. Lúc này, mầm bệnh có thể dễ dàng xâm nhập, khiến rễ cây bị thối.

2. Tỉa cành cho cây

Để phòng bệnh cây trồng trong mùa mưa, việc tỉa cành là thao tác mà bà con nên áp dụng. Thực tế, việc loại bỏ các cành thừa, chồi không chỉ hạn chế việc tiêu hao chất dinh dưỡng không cần thiết ở cây mà còn giúp phòng ngừa một số bệnh trên chồi non, hoa và trái một cách hiệu quả.

Trong điều kiện mưa nhiều, nước mưa đọng trên lá, quả có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển. Do đo, bà con nên rung cây để loại bỏ nước mưa hoặc phun rửa nước, giúp hạn chế nấm bệnh hiệu quả.

3. Các loại thuốc nên bón và không nên bón trong mùa mưa

Với thời tiết mưa, ẩm, nấm bệnh thường phát sinh, phát triển ở các chồi lá non. Lúc này, bà con hoàn toàn có thể hạn chế mầm bệnh bằng cách sử dụng phân bón lá, giúp cây ra đọt đồng loạt và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Khi bắt đầu vào mùa mưa hoặc khi kết thúc mùa mưa, bà con nên sử dụng vôi hoặc Chế phẩm sinh học vườn sinh thái để cải tạo đất. Thao tác này không chỉ giúp cân bằng dinh dưỡng cho đất mà còn giúp kích thích các vi sinh vật có lợi phát triển, giúp cây có điều kiện sống tốt nhất. Sau khi ngập úng diễn ra, bà con có thể phun thêm dung dịch đường Gluco cho cây trồng qua lá giúp tăng cường khả năng quang hợp cho cây.

Cùng với một số loại thuốc nên sử dụng, bà con cần chú ý hạn chế bón phân hữu cơ, phân đạm trong giai đoạn này. Thực tế, phân đạm có thể kích thích sự phát triển của các vi sinh vật trong đất, tiêu hao lượng oxy lớn. Do đó, nếu đất ngập úng, rễ cây sẽ không nhận được đủ lượng oxy để duy trì sự sống. Trong khi đó, phân đạm được bón trong tình trạng mưa nhiều sẽ không thể phát huy được công dụng, ngược lại còn khiến cho cây dễ bị suy yếu.

Trên đây là một vài lưu ý trong việc phòng bệnh cây trồng trong mùa mưa. Điều quan trọng nhất là bà con cần chú ý bảo vệ cho bộ rễ bởi đây là bộ phận quan trọng nhất của cây. Rễ có khỏe, cây sẽ nhận được lượng dinh dưỡng tốt nhất, giúp có thể tự mình chống chọi được với mầm bệnh.

Nguồn: chephamsinhhoc.net

 

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ