(Tổ Quốc) - Bộ GDĐT vừa quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài cho 5 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.
- 05.12.2019 Trước 'hạn chót' thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, Thanh tra Bộ GDĐT ra công văn Khẩn
- 30.11.2019 Việc thi đánh giá năng lực ngoại ngữ sẽ như thế nào sau khi chứng chỉ ngoại ngữ A-B-C bị "khai tử"?
- 29.11.2019 Bộ GDĐT bãi bỏ quy định về thi chứng chỉ ngoại ngữ
- 07.11.2019 Nâng hạng tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên không cần thiết phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
- 07.11.2019 Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Cử tri "kêu" văn bằng, chứng chỉ không khác gì "giấy phép con"
Cụ thể, theo quyết định, Bộ GDĐT giao các cơ sở giáo dục đại học nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài. Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 2 năm.
5 trường đại học được giao nhiệm vụ này gồm có: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐH Quốc gia Hà Nội; Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2; Trường ĐH Sư phạm- ĐH Thái Nguyên; Trường ĐH Sư phạm- ĐH Đà Nẵng.
Các trường đại học này sẽ phải báo cáo Bộ GDĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) trước ngày 15/12 hàng năm, về tình hình, kết quả bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài.
Mẫu chứng chỉ tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được thực hiện theo quyết định 820/QĐ-BGDĐT ngày 025/4/2019. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 13/02/2020.
Trước đó, Bộ GDĐT đã gửi văn bản đến các đại học, học viện, trường ĐH về việc đăng ký thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài. Theo đó, khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài đã được ban hành kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT. Bộ GDĐT cũng đã ban hành định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và mẫu chứng chỉ tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.
Để triển khai việc bồi dưỡng, đánh giá năng lực và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài đúng quy định, Bộ GDĐT đã đề nghị các đại học, học viện, trường đại học trên cơ sở nhu cầu bồi dưỡng, đánh giá năng lực và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài, tiến hành rà soát các điều kiện của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ. Nếu đơn vị có đủ năng lực thực hiện thì xây dựng đề án tổ chức bồi dưỡng, đánh giá năng lực và cấp chứng chỉ tiếng Việt gửi về Bộ GDĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) để Bộ xem xét và giao nhiệm vụ cho đơn vị.