(Tổ Quốc) - Đó là kết luận từ một nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu tuyết và các hiện tượng về tuyết lở của Thụy Sĩ.
- 22.02.2017 Vượt 15 ngàn km để tái hiện bối cảnh “Chúa tể của những chiếc nhẫn”
- 22.02.2017 Chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội” được tổ chức cuối tháng 3/2017
- 21.02.2017 “Sản phẩm nghệ thuật tại Nhà hát Lớn phải trở thành hiện thực”
- 21.02.2017 Nâng tầm Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2017
- 22.02.2017 Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn đặt mục tiêu đạt 3.400 tỷ đồng vào năm 2030
Ảnh minh họa: Educational Geograph |
Một công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Cyrosphere của Hiệp hội Khoa học Địa chất châu Âu (EGU) cho thấy, lượng tuyết rơi trên vùng núi Alps càng ngày càng giảm và tình hình sẽ chỉ càng trở nên tồi tệ hơn.
Các nhà khoa học cho biết, nếu hiệu ứng nhà kính tiếp tục không được kiểm soát, đỉnh Alps có thể mất 70% lượng tuyết vào năm 2100. Nếu thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu được thực hiện dẫn tới lượng khí thải được hạn chế, đỉnh Alps cũng sẽ hao hụt 30% lượng tuyết chỉ trong vòng 80 năm.
Ông Christoph Marty, thành viên của Viện nghiên cứu tuyết và các hiện tượng về tuyết lở (Institute for snow and avalanche research) tại Thụy Sĩ cho biết: “Lượng tuyết phủ trên núi Alps chắc chắn sẽ giảm, nhưng việc con người hạn chế lượng khí thải có thể ngăn ngừa tình huống xấu nhất xảy ra”.
Lượng tuyết rơi liên tục giảm trong những năm vừa qua khiến mùa đông năm 2016 là mùa khô kỉ lục trên đỉnh Alps trong vòng 150 năm. Các công nghệ mô phỏng cho thấy vùng núi ở độ cao 1200m hầu như sẽ không còn tuyết phủ vào thế kỉ 22.
Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các thị trấn nhỏ của Pháp, Ý và Thụy Sĩ nằm trên núi Alps, đặc biệt là những nơi nổi tiếng nhờ du lịch./.
Hoàng Long (Theo Travel and Leisure)