(Tổ Quốc) - Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế vừa khởi công công trình trùng tu ngôi nhà vườn tại số 313 Bùi Thị Xuân, thành phố Huế.
- 12.06.2019 Quan họ Bắc Ninh góp phần bảo tồn, lan tỏa văn hóa dân tộc tại Séc
- 12.06.2019 Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Phước Tích
- 03.06.2019 Xây dựng Khu Di tích Phủ Trịnh đảm bảo các nguyên tắc về bảo tồn di tích gốc
- 29.05.2019 Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Một Ngôi nhà vườn hơn 150 tuổi ở Huế. Ảnh: Báo Văn hóa
Đây là nhà vườn của gia đình ông Nguyễn Hữu Thông tại phường Phường Đúc với lối kiến trúc 3 gian 2 chái. Trải qua gần 160 năm, nhiều hạng mục quan trọng của ngôi nhà như: mái ngói, khung mái... đã xuống cấp nghiêm trọng.
Công trình nhà vườn Nguyễn Hữu Thông do Ban quản lý và Bảo vệ nhà vườn Huế làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí khoảng 700 triệu đồng từ nguồn của Quỹ hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng; Thời gian trùng tu 150 ngày.
Được biết, từ năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có đề án chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng, với mức hỗ trợ từ 400 triệu đến 700 triệu đồng/nhà, tùy theo xếp loại. Mục đích của đề án này không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa đặc trưng của nhà vườn Huế, mà còn là tiền đề để góp phần phát triển du lịch nhà vườn về lâu dài. Trong vòng 2 năm 2017 và 2018, đã có 21 nhà vườn được phê duyệt kinh phí hỗ trợ trùng tu, bảo tồn.
Theo đề án "Chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng" của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thì ngoài việc hỗ trợ kinh phí để trùng tu, bảo tồn nhà vườn còn có nhiều chính sách liên quan, gồm: tôn tạo khuôn viên vườn; giảm thuế đất nông nghiệp; hỗ trợ kinh doanh dịch vụ tại nhà vườn như hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để tổ chức kinh doanh, kinh phí đào tạo nghề, kỹ năng hướng dẫn viên du lịch, xây mới nhà vệ sinh, phòng thính nhạc và trang bị phòng ngủ cho khách lưu trú tại nhà vườn…