• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

AI - “điểm bùng phát” trong lĩnh vực du lịch, khách sạn Việt Nam

Du lịch 03/05/2019 05:18

(Tổ Quốc) - Giữa tháng 4/2019, Vinpearl gây chú ý khi trở thành hệ thống khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt dựa trên nền trí tuệ nhân tạo. Các chuyên gia công nghệ cho rằng, từ “hiện tượng” Vinpearl, việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực này sẽ sớm bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ tại Việt Nam.

AI sẽ giúp thay đổi hoàn toàn trải nghiệm của khách hàng

Công nghệ được doanh nghiệp này ứng dụng cho phép khách du lịch làm thủ tục check-in chỉ trong vài giây, có khả năng tự nhận diện khách ra - vào khuôn viên, hỗ trợ mở cửa phòng nghỉ, mua sắm tại hệ thống cửa hàng và thanh toán…, giúp giải phóng mọi loại giấy tờ, thẻ thủ công như trước đây.

Trong thời gian đầu, Vinpearl đưa công nghệ này vào ứng dụng tại quần thể du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang. Các tính năng đang được vận hành rất thuận lợi là ra vào khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí Vinpearl Land và các nhà hàng.

AI -  “điểm bùng phát” trong lĩnh vực du lịch, khách sạn Việt Nam - Ảnh 1.

Theo đánh giá của giới công nghệ, tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng tốc quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới thay cho những cái đã cũ, lạc hậu, gia tăng năng suất hoạt động.

Một nghiên cứu của Microsoft cho thấy, chuyển đổi số góp phần tích cực giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất lao động. Nếu như năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động chỉ vào khoảng 15% thì dự kiến đến năm 2020, con số này là 21%.

Chuyên gia công nghệ Trần Việt Hùng, CEO Got It (trụ sở tại Silicon Valley, Hoa Kỳ) nhận định AI sẽ có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực du lịch và khách sạn, cả ở phía người cung cấp dịch vụ, người dùng cuối.

AI -  “điểm bùng phát” trong lĩnh vực du lịch, khách sạn Việt Nam - Ảnh 2.

"Một ví dụ đơn giản nhất là khả năng dự đoán về lượng khách, thể loại khách, sở thích cá nhân của khách cho những người cung cấp dịch vụ để họ có thể có chuẩn bị tốt hơn, hiệu quả hơn, và đương nhiên là sẽ tiết kiệm hơn. Từ những dữ liệu người dùng, những người cung cấp dịch vụ còn có khả năng khám phá ra những dịch vụ mới chưa từng có trên thị trường. Đối với người dùng thì khả năng khám phá về mặt cá nhân hoá và giá cả để có thể có những lựa chọn phù hợp nhất về sở thích và túi tiền, điều này cũng làm cho người ta có thể sử dụng dịch vụ nhiều hơn", CEO Got It nhận định.

Chuyên gia Lê Đắc Thịnh Đồng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần So sánh Việt Nam (Websosanh.vn) đánh giá, khi mọi ứng dụng của công nghệ, như AI được đưa vào thực tế sẽ giúp cho cuộc sống trở nên tốt hơn, xã hội văn minh hơn, bản thân các doanh nghiệp cũng hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

"Như tại Singapore hiện nay không còn đóng dấu xuất cảnh vì họ đã ứng dụng công nghệ AI trong nhận dạng vân tay và hình ảnh, giúp tăng tốc độ làm thủ tục. Còn trong lĩnh vực thanh toán, ứng dụng AI sẽ giúp các thanh toán đảm bảo an toàn, dễ dàng hơn và cũng thúc đẩy lĩnh vực này phát triển", chuyên gia Lê Đắc Thịnh Đồng nói.

AI -  “điểm bùng phát” trong lĩnh vực du lịch, khách sạn Việt Nam - Ảnh 3.

Trong khi đó, theo chuyên gia Tạ Quang Thái (nhà đồng sáng lập startup Rada) cho rằng có nhiều yếu tố liên quan đến câu chuyện ứng dụng AI vào trong các hệ thống, tuy nhiên việc đưa vào ứng dụng không sớm thì muộn cũng sẽ đến và là vấn đề tất yếu tại Việt Nam.

"Về bản chất, AI không mới vì đã được nghiên cứu cách đây trên 30 năm. Tuy nhiên cho đến nay khi các hệ thống công nghệ thông tin đủ mạnh, dữ liệu đủ lớn thì AI mới bắt đầu có cơ hội được ứng dụng rộng rãi và bắt đầu tiếp cận đến các ứng dụng mà người sử dụng cuối có thể nhìn thấy như nhận dạng khuôn mặt, hình ảnh, chữ viết, tiếng nói, phán đoán hành vi, cảm xúc hay xác thực sinh trắc học, điều tiết giao thông...", chuyên gia Tạ Quang Thái nhận định.

Một chuyên gia công nghệ cũng cho rằng, riêng trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, thời gian gần đây AI, BigData đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi do công nghệ này có thể hỗ trợ đắc lực và giúp cải thiện toàn bộ trải nghiệm cá nhân của khách du lịch, ngay từ khi check-in và cho đến khi khách quay về nhà. Do đó với sự tiên phong của Vinpearl, rất có thể trong nước sẽ chứng kiến sự thay đổi lớn về công nghệ của nhiều doanh nghiệp khác ở từng quy mô khác nhau, mang lại sự trải nghiệm dịch vụ tốt hơn cho du khách cả trong và ngoài nước khi đặt chân đến Việt Nam.

Mấu chốt không chỉ là tiềm lực tài chính

Các chuyên gia cho rằng, việc Vinpearl trở thành doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đầu tiên của Việt Nam ứng dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trên nền tảng AI, cho thấy tầm nhìn của doanh nghiệp chứ không phải câu chuyện "cứ có tiền là làm được".

Theo các chuyên gia công nghệ, trong quá trình chuyển đổi số, vấn đề mấu chốt là lãnh đạo doanh nghiệp thay đổi tư duy, nhận thức và nhanh chóng đón đầu các xu thế mới trên thế giới để mang đến dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

AI -  “điểm bùng phát” trong lĩnh vực du lịch, khách sạn Việt Nam - Ảnh 4.

Chuyên gia Lê Đắc Thịnh Đồng cho rằng trong câu chuyện chuyển đổi số, vấn để không hẳn chỉ là chuyện tiền nhiều hay ít, mà mấu chốt nằm ở tư duy của lãnh đạo và cách lựa chọn giải pháp của doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, CEO Got IT cho rằng AI có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên các doanh nghiệp cũng phải có kiến thức, năng lực nhất định mới có thể triển khai.

Trao đổi thêm, chuyên gia Tạ Quang Thái cho rằng trước sự phát triển mạnh mẽ của AI, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế công nghệ này. Vấn đề ở chỗ là sử dụng các giải pháp công nghệ của nước ngoài hay tự đầu tư phát triển các hệ thống riêng. Việc tự phát triển có thể lâu hơn nhưng sẽ giúp cho doanh nghiệp, tổ chức chủ động về mặt công nghệ trong việc ứng dụng và biến đổi.

AI -  “điểm bùng phát” trong lĩnh vực du lịch, khách sạn Việt Nam - Ảnh 5.

Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố gần đây cho thấy, hiện chỉ có 6,6% số doanh nghiệp của Việt Nam cho rằng có đủ sức thay đổi hoàn toàn từ hệ thống cũ sáng hệ thống công nghệ mới; 34,6% doanh nghiệp cho hay sẽ thay đổi từng bước do không đủ nguồn lực.

Tại Việt Nam số lượng doanh nghiệp nhận thức và nắm bắt được cơ hội để ứng dụng AI vẫn còn rất hạn chế. Và rất rõ ràng, doanh nghiệp nào thức thời, tiên phong sẽ có được lợi thế lớn về cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt trên thị trường. Câu chuyện Vinpearl đi đầu trong việc ứng dụng AI, khởi đầu là công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang minh chứng cho nhận định này.

Vân Hồ

NỔI BẬT TRANG CHỦ