• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Ăn hạt bạch quả, một phụ nữ phải đi cấp cứu: Điều cần tránh khi ăn hạt bạch quả để tránh hại thân

Sức khỏe 17/11/2018 07:19

(Tổ Quốc) - Nếu không may có triệu chứng ngộ độc sau khi ăn hạt bạch quả thì nên đến bệnh viện để được cấp cứu, xử lý ngay lập tức.

Hạt bạch quả (hạt gingko hay ngân hạnh) là một loại hạt rất được yêu thích ở châu Á. Có vị giòn, ngọt, lại giàu chất dinh dưỡng, dễ ăn, hạt bạch quả được nhiều người lựa chọn dùng hàng ngày, nhất là người lớn tuổi với mục đích "bổ não". 

Loại hạt này cũng được liệt vào danh sách những loại hạt mang vị thuốc được dùng trong các món ăn có công dụng chữa bệnh và "tẩm bổ". Tuy nhiên, đây không phải là loại hạt ăn bao nhiêu cũng được, thậm chí, nếu ăn quá có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Ăn hơn 50 hạt bạch quả, một phụ nữ phải đi cấp cứu: Điều cần tránh khi ăn hạt bạch quả để tránh hại thân - Ảnh 1.

Hạt bạch quả có vị giòn, ngọt, lại giàu chất dinh dưỡng, dễ ăn.

Độc tính ít được biết đến của hạt bạch quả

Trường hợp một người phụ nữ 38 tuổi ở Hồng Kông đã ăn hơn 50 hạt bach quả trong một thời gian ngắn và phải nhanh chóng nhập viện là một ví dụ điển hình về ngộ độc hạt bạch quả. Đây được coi là một trường hợp ngộ độc bất thường và các nhà chức trách y tế ở Hồng Kông đã phải lên tiếng cảnh báo mọi người cần tránh ăn vặt quá nhiều hạt hạt bạch quả để giữ an toàn cho sức khỏe.

Theo Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe của Hồng Kông, người phụ nữ này đã ăn các hạt bạch quả trong khoảng thời gian 90 phút. Sau đó, cô bị chóng mặt, buồn nôn, run rẩy, đau đầu và đau bụng. Ngày 4/11/2018, cô cô được đưa đến một bệnh viện ở huyện Kwun Tong để điều trị. Rất may, sau khi được điều trị, tình trạng của cô đã ổn định và các bác sĩ đã có thể cho cô xuất viện trong cùng ngày.

Ăn hơn 50 hạt bạch quả, một phụ nữ phải đi cấp cứu: Điều cần tránh khi ăn hạt bạch quả để tránh hại thân - Ảnh 2.

Nếu ăn quá nhiều hạt bạch quả thô hoặc chưa nấu chín có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa, khó chịu và co giật trong vòng 12 giờ đầu tiên sau khi ăn.

Nhân viên từ Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe khuyến cáo rằng hạt bạch quả có chứa các độc tố có thể tác động đến thần kinh. Nếu ăn quá nhiều hạt bạch quả thô hoặc chưa nấu chín có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa, khó chịu và co giật trong vòng 12 giờ đầu tiên sau khi ăn.

Hạt bạch quả được lấy từ nhân của quả bạch quả. Người dân ở Hồng Kông thường lột vỏ của chúng và nướng chúng với muối. Hạt bạch quả cũng được thêm vào món tráng miệng như súp.

Một chuyên gia y tế từ Trung tâm đã nhấn mạnh sự nguy hiểm thực sự có thể xảy ra nếu ăn quá nhiều loại hạt này. "Trong những trường hợp nghiêm trọng như ăn quá nhiều hoặc người ăn có cơ địa nhạy cảm thì hậu quả là mất ý thức hoàn toàn có thể xảy ra. Đã có báo cáo nói rằng ăn 10-50 hạt bạch quả nấu chín cùng thời điểm có thể gây ngộ độc cấp tính ở người. Hạt sống hoặc nấu chưa chín càng độc hại hơn", ông nói. Các chuyên gia cũng nghiêm túc đưa ra đề xuất không ăn hạt bạch quả chưa nấu chín và dù vì lý do nào đi nữa thì cũng nên hạn chế ăn loại hạt này, đặc biệt là trẻ em, người già, hoặc những người bị bệnh.

Ăn hơn 50 hạt bạch quả, một phụ nữ phải đi cấp cứu: Điều cần tránh khi ăn hạt bạch quả để tránh hại thân - Ảnh 3.

Các chuyên gia cũng nghiêm túc đưa ra đề xuất không ăn hạt bạch quả chưa nấu chín.

Nếu không may có triệu chứng ngộ độc sau khi ăn loại hạt này thì nên đến bệnh viện để được cấp cứu, xử lý ngay lập tức.

Bác sĩ Lau Fei-lung là chủ tịch hội đồng độc học lâm sàng tại Trường Y tế cấp cứu Hồng Kông. Ông nói rằng ngộ độc hạt bạch quả rất ít gặp ở Hồng Kông. Nhưng nguy cơ sẽ càng được giảm bớt nếu mọi người chú ý ăn chúng sau khi đã nấu chín. Tiến sĩ Lau nhấn mạnh rằng việc ăn trên 50 hạt thì rõ ràng là rất nguy hiểm và trẻ em thực sự nên ăn rất ít. Tốt nhất bạn không nên tự ý tiêu thụ hạt bạch quả. Khi muốn dùng, nên gặp bác sĩ để được tư vấn một cách kỹ lưỡng.

Lợi ích của hạt bạch quả

Rõ ràng, ăn quá nhiều hạt bạch quả là không nên nhưng điều đó không có nghĩa là nên tránh ăn hoàn toàn. Thay vào đó, nên ăn chúng theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ tốt hơn vì loại hạt này cũng có tác dụng cho sức khỏe. Theo lương y Vũ Quốc Trung, với các loại thảo dược có công dụng chữa bệnh như hạt bạch quả, chỉ nên tiêu thụ không quá 16-20gram mỗi ngày.

Bạch quả hay còn gọi là quả ngân hạnh tiếng Anh gọi là Ginkgo hay Gingko, chứa 5,3% protein, 1,5% chất béo, 68% tinh bột, 1,57% tro, 6% đường. Theo Đông y, bạch quả có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, vào kinh phế và mạch đới, có tác dụng liễm phế, tiêu đờm, thường được dùng trong các chứng ho lâu ngày, ho đàm, đi tiểu lắt nhắt... Bạch quả có thể dùng trong các bài thuốc, hay các món ăn thực dưỡng, có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất tốt.

Ăn hơn 50 hạt bạch quả, một phụ nữ phải đi cấp cứu: Điều cần tránh khi ăn hạt bạch quả để tránh hại thân - Ảnh 4.

Bạch quả có thể dùng trong các bài thuốc, hay các món ăn thực dưỡng, có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất tốt.

- Giảm mức cholesterol tổng thể, tốt cho não bộ: Hạt bạch quả Có, ăn hạt gingko có thể làm giảm mức cholesterol của bạn, tìm thấy

Trong một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên tạp chí Food Research International, tiêu thụ hạt bạch quả có thể làm giảm mức cholesterol. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những con chuột ăn các chất béo của hạt bạch quả lại có mức cholesterol trong gan thấp hơn so với những con chuột không ăn. Kết quả của nghiên cứu này còn cho thấy rằng các chất béo của hạt bạch quả có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường tuần hoàn của não bộ.

- Phòng ngừa bệnh ung thư: Hạt bạch quả có chứa hai nhóm chất có hoạt tính là nhóm Flavonoids và nhóm Terpenelactones (bao gồm ginkgolides A, B và C, bilobalide, quecertin, kaempferol). Những nhóm hóa chất này sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây tổn hại cho các tế bào, kiểm soát quá trình viêm nhiễm, nhờ đó có thể giúp ngăn chặn các bệnh nguy hiểm như ung thư.

Hơn nữa, các chất chống oxy hóa của gingko là chống ung thư vì nó ảnh hưởng đến sự biểu hiện gen. Nó cũng giúp các hạt bạch quả vẫn có thể có tới 60% hàm lượng chất chống oxy hóa của chúng sau khi được nấu chín.

Ăn hơn 50 hạt bạch quả, một phụ nữ phải đi cấp cứu: Điều cần tránh khi ăn hạt bạch quả để tránh hại thân - Ảnh 5.

Cây bạch quả.

Tác dụng phụ ủa hạt bạch quả

Như chúng ta có thể thấy từ trường hợp của người phụ nữ ở Hồng Kông, ăn quá nhiều hạt bạch quả có thể dẫn đến tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

- Ảnh hưởng đường (glucose) máu: Ăn hạt bạch quả có thể làm giảm lượng đường trong máu. Cần thận trọng ở những người bị bệnh đái tháo đường hay hạ đường huyết và ở những người dùng thuốc, thảo dược, chất bổ sung có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

- Ảnh hưởng huyết áp: Dùng hạt bạch quả có thể gây huyết áp cao hơn hoặc thấp hơn. Vì vậy, những người đang dùng thuốc liên quan đến huyết áp cần hết sức chú ý.

- Ảnh hưởng đến nội tiết: Ăn hạt bạch quả cũng khiến nồng độ insulin thay đổi, làm ảnh hưởng lên điều trị bệnh đái tháo đường.

Ăn hơn 50 hạt bạch quả, một phụ nữ phải đi cấp cứu: Điều cần tránh khi ăn hạt bạch quả để tránh hại thân - Ảnh 6.

- Tác động đến hệ tiêu hóa: Các triệu chứng như co thắt cơ vòng hậu môn, viêm hậu môn và trực tràng, nóng rát hậu môn, táo bón, tiêu chảy, thay đổi vị giác, khô miệng, đau dạ dày hoặc kích thích dạ dày, tăng sự thèm ăn, rối loạn đường tiêu hóa nhẹ, viêm miệng hoặc môi, đau bụng, nôn mửa.... có thể xảy ra khi ăn nhiều hạt bạch quả.

- Tác động đến thần kinh: Thay đổi hành vi, nhức đầu, hưng cảm nhẹ, bồn chồn, đổ mồ hôi, căng thẳng, đánh trống ngực, bồn chồn, buồn bã, buồn ngủ... có thể xảy ra.

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh ăn các loại hạt bạch quả vì nó có thể dẫn đến sinh sớm hoặc chảy nhiều máu trong khi sinh.

Nguồn: Sg.theasianparent, SCMP, WebMD, Science

XT

NỔI BẬT TRANG CHỦ