• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Bác” đề xuất của Viettel về tăng vốn đầu tư cho dự án tại nước ngoài

Kinh tế 14/08/2017 11:27

(Tổ Quốc) - Bộ Tài chính “bác” đề xuất của Viettel về việc tăng vốn đầu tư cho dự án tại nước ngoài dưới hình thức bảo lãnh vay vốn trong khi dự án đang bị lỗ kế hoạch dẫn đến âm vốn chủ sở hữu.

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước về việc rà soát, phát hiện các quy định về cơ chế, chế độ hạch toán, kế toán đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, báo cáo Chính phủ kết quả trong năm 2017.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Tại văn bản, Bộ Tài chính cho rằng, kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật không có sự chồng chéo giữa cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp nước ngoài và chế độ hạch toán, kế toán đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Các dự án đầu tư ra nước ngoài thực hiện các quy định của pháp luật về thuế của Việt Nam và các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần mà Việt Nam đã ký kết.

Rà soát phía doanh nghiệp, trước kiến nghị của Tập đoàn Viettel về việc tăng vốn đầu tư cho dự án tại nước ngoài dưới hình thức bảo lãnh vay vốn trong khi dựu án đang bị lỗ kế hoạch dẫn đến âm vốn chủ sở hữu, Bộ Tài chính bác” đề xuất của Viettel bằng việc dẫn khoản 5, Điều 20 Nghị định số 91 quy định: “Doanh nghiệp chỉ thực hiện bảo lãnh cho các công ty vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước với điều kiện các công ty con phải có tình hình tài chính lành mạnh, không có các khoản nợ quá hạn, việc bảo lãnh vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phải trên cơ sở thẩm định hiệu quả dự án và cam kết trả nợ đúng hạn đối với khoản vay được bảo lãnh”.

Bộ Tài chính cho rằng, việc doanh nghiệp nhà nước bảo lãnh cho công ty con khi dự án này đang bị lỗ, âm vốn chủ sở hữu là chưa phù hợp. Thực tế, tồn tại nhiều trường hợp các công ty con được doanh nghiệp nhà nước bảo lãnh vay vốn để thực hiện đầu tư nhưng không hiệu quả.

Đối với công ty con do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng vốn đã đầu tư tại các công ty này thì nghĩa vụ bảo lãnh của doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại.

"Nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước, cần xem xét lại quy định về việc cho phép doanh nghiệp nhà nước bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng”, Bộ Tài chính kiến nghị.

Hiện Viettel đang đầu tư ra nước ngoài thông qua công ty Viettel Global. Đến hết năm 2016, dự án đầu tư nước ngoài của tập đoàn lỗ luỹ kế 3.745 tỷ đồng, nợ phải trả vượt 22.000 tỷ. Tuy nhiên, trong thông cáo gửi báo chí mới đây, Tập đoàn Viettel khẳng định 6 tháng năm 2017, Viettel Global lãi trước thuế 1.000 tỷ đồng./.

Hà Giang (T/h)

 

 

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ