(Cinet) – Ninh Bình là địa danh có nhiều di tích và danh thắng nổi tiếng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ như Cố đô Hoa Lư, danh thắng Tràng An, rừng Cúc Phương và chùa Bái Đính – một địa điểm tâm linh thu hút rất đông du khách trong cũng như ngoài nước.
(Cinet) – Ninh Bình là địa danh có nhiều di tích và danh thắng nổi tiếng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ như Cố đô Hoa Lư, danh thắng Tràng An, rừng Cúc Phương và chùa Bái Đính – một địa điểm tâm linh thu hút rất đông du khách trong cũng như ngoài nước.
Những năm gần đây tuyến đường từ Hà Nội về Ninh Bình được tu sửa trở nên vô cùng thông thoáng. Từ Hà Nội về đến trung tâm Ninh Bình chỉ mất khoảng 1 giờ 30 phút, từ trung tâm tỉnh đi thêm khoảng hơn 10 km nữa là đến chùa Bái Đính.
Nếu như những ngày đầu tiên du khách phải vất vả vượt qua cả một chặng đường dài đi bộ từ chân núi tới chùa thì nay hệ thống xe điện phục vụ du khách của Chùa đã được hoàn tất khiến cho việc thăm quan, thưởng lãm cảnh chùa trở nên vô cùng thuận tiện.
![]() |
![]() |
Xe điện giúp cho việc thăm quan chủa trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bởi chùa được xây dựng trên một diện tích quá lớn...Chỉ cần bước qua cổng chùa, du khách đã choàng ngợp bởi độ rộng lớn và hoành tráng của chùa |
Chùa Bái Đính bắt đầu được khởi công xây dựng từ năm 2003 và hoàn thiện năm 2008 cho đến nay đây là ngôi chùa rộng nhất và nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam với diện tích lên tới 80ha. Chủ trì thiết kế kiến trúc chùa là Giáo sư-Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, chùa Bái Đính mới nằm đối diện với chùa cổ ở phía Tây cố đô Hoa Lư. Đây là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc chính như Điện Tam Thế; điện Pháp Chủ; Điện Quan Âm, Bảo Tháp…
Kiến trúc của chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam, các vật liệu để xây dựng chùa được dùng từ nguyên liệu chính ở địa phương như đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết..Điều tạo thành điểm khác biệt nhất trong kiến trúc của chùa Bái Đính là cách thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng. Điều đặc biệt nữa trong cách thiết kế chùa Bái Đính đó là không gian mở của chùa. Các hanh lang đều được thiết kế để kết nối với vườn, khu vực sân...một cách rất tài tình, khéo léo.
Từ bãi xe điện lên đến cổng chùa Bái Đính chỉ mất chừng 10 phút, hai bên đường đi phong cảnh khá đẹp, gió mát, không gian rộng. Bước qua cổng chùa Bái Đính vào phía bên trong là cả một không gian choáng ngợp mở ra, đặc biệt là với những ai đến đây lần đầu tiên. Không giống như đa phần các ngôi chùa của Việt Nam đều có chung 1 lối kiến trúc là trần thấp và diện tích các gian nhỏ, chùa Bái Đính lại vô cùng to lớn và hoành tráng. Riêng sân chùa với hàng km tường bao quanh cũng đã đủ khiến du khách phải ngạc nhiên và nể phục những người có tâm huyết đầu tư xây dựng nên ngôi chùa này.
![]() |
![]() |
![]() |
Hai bên hành lang dài la hơn 500 pho tượng La Hán được đúc từ đá xanh Ninh Bình cao khoảng 2,5 mét và nặng khoảng 4 tấn.. |
Theo trình tự mọi người sẽ đi học hành lang để tới điện chính và các điện xung quanh. Hành lang rộng và dài hun hút đặt các tượng La Hán được đánh số thứ tự, hiện nay đã hơn 500 pho. Để đi hết được hành lang đặt tượng La Hán này cũng là cả một thách thức, đặc biệt với những người già và trẻ nhỏ. Hơn 500 bức tượng La Hán được đặt dọc hành lang đều được đúc từ đá xanh Ninh Bình nguyên khối, mỗi tượng cao khoảng 2,5 mét và nặng khoảng 4 tấn. Hơn 500 vị La Hán thể hiện 500 tư thế khách nhau miêu tả cuộc sống trần thế. Suốt dọc hành lang cứ qua khoảng vài chục bức tượng là sẽ đến cầu thang dật cấp lên cao để đưa khách tới Điện Tam Thế. Đặt chân vào Điện Tam Thế, du khách sẽ phải sững sờ bởi Điện được thiết kế quá đẹp với những bức tượng bằng đồng sáng loáng. Một màu vàng của đồng phủ lên cả một khoảng không gian rộng lớn, lan tỏa ra cả không khí mang lại cảm giác linh thiêng đặc biệt nơi cửa Phật. Bên trong điện là ba pho tượng lớn mỗi pho cao tới 7,2 mét và nặng 50 tấn được đúc bằng đồng nguyên khối. Ba pho tượng này đã được xác nhận là bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
![]() |
![]() |
Những pho tượng đồng vô cùng đẹp đã xác lập kỷ lục của chùa Bái Đính |
Qua Điện Tam Thế du khách có thể bức ra sân để đến với tháp chuông 3 tầng, mối tầng mái có 8 mái ghép lại tổng cộng thành 24 mái với 24 đầu đao công vút. Bên trong tháp chuông là quả chuông nặng 36 tấn đã được xác nhận kỷ lục “Đai hồng chung lớn nhất Việt Nam”. Ngay dưới quả chuông đồng này là một chiếc trống đồng lớn nặng 70 tấn. Từ tháp chuông, du khách có thể tiếp tục vào Điện Quan Âm gồm 7 gian với gian giữa của điện đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Cũng giống như những kiến trúc khác của chùa Bái Đinh, Điện Quan Âm cũng mang lại cảm giác nhạc nhiên thực sự cho khách thăm quan với chiều cao của bức tượng Quan Ân cao 9,57 mét, nặng 80 tấn, bức tượng được công nhận là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam. Tại Điện Pháp Chủ cũng có 5 gian giữa đặt pho tượng Phập Pháp Chủ bằng đồng cao 10 mét, nặng 100 tấn được xác nhận kỷ lục Pho tượng Phật thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt nam. Ngoài ra trong điện còn có treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng cũng được công nhận là lớn nhất Việt Nam.
![]() |
![]() |
![]() |
Cảnh quan và không gian trong chùa được thiết kế mở và gần gũi với thiên nhiên.. |
Không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, vẻ đẹp của chùa bái Đính còn nổi tiếng khắp khu vực Đông Nam Á với nhiều kỷ lục Châu Á đã đạt được. Tính đến hết tháng 6 năm 2009, sau khi chùa hoàn thành được 1 năm, chùa đã có tới 6 kỷ lục được công nhận và đến đầu năm 2012 chùa nhận thêm 2 kỷ lục chùa lớn nhất Châu Á.
Mặc dù được xác nhận rất nhiều kỷ lục nhưng chùa Bái Đính nổi tiếng thực sự không phải bởi các kỷ lục này mà bởi kiến trúc tuyệt đẹp của chùa. Với du khách trong nước, thì đến chùa là để tìm một không gian bình yên, để cảm nhận không gian tĩnh lặng, thoáng đãng và tìm về một địa điểm tâm linh linh thiêng. Với du khách quốc tế thì hành trình về Bái Đính không chỉ đơn giản là một chuyến thăm quan du lịch tâm linh mà còn là một dịp để tìm hiều về văn hóa Việt Nam qua lối kiến trúc và các tác phẩm điêu khắc đá độc đáo nơi đây.
Lan Hương