• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bài học du lịch từ Kyoto

18/05/2010 09:01

Tranh cãi đang nổ ra ở thành phố cổ Kyoto của Nhật Bản sau khi xuất hiện các dự án hiện đại nhằm thúc đẩy du lịch.

Tranh cãi đang nổ ra ở thành phố cổ Kyoto của Nhật Bản sau khi xuất hiện các dự án hiện đại nhằm thúc đẩy du lịch.

Khu phố cổ Gion ở thành phố Kyoto, Nhật BảnKhu phố cổ Gion ở thành phố Kyoto, Nhật Bản

Một hồ cá heo, một công viên chim cánh cụt và một hồ sóng nhân tạo có thể sớm tồn tại bên cạnh các ngôi nhà    chùa cổ ở Kyoto, cố đô của Nhật Bản. Sớm nhất là vào đầu tháng 6, công việc xây dựng một công viên hải dương học có diện tích gần 11.000 m2 sẽ được tiến hành bên trong công viên Umekoji ở trung tâm Kyoto.

Hiện đại đối đầu cổ kính

Công ty Bất động sản Orix cho rằng dự án này có thể thổi một luồng sinh khí mới vào ngành công nghiệp du lịch ở Kyoto bằng cách thu hút hơn 2 triệu du khách mỗi năm.

Dù vậy, theo báo The New York Times (Mỹ), những người phản đối cho rằng công trình nói trên – dự kiến khai trương vào năm 2012 – đe dọa phá hủy không gian lịch sử và cổ kính của Kyoto.

Cho dù Kyoto có công viên hải dương học nói trên hay không, theo các chuyên gia, Nhật Bản cần phải xem lại phương cách tiếp cận của mình đối với ngành công nghiệp du lịch có doanh thu toàn cầu lên đến hơn 944 tỉ USD/năm, nhiều hơn cả ngành công nghiệp xe hơi hoặc thép.

Nhật Bản chỉ thu hút 8,4 triệu du khách trong năm 2008 (theo Tổ chức Du lịch Thế giới), quá ít so với Pháp (79 triệu du khách), Mỹ (58 triệu du khách) hoặc Trung Quốc (53 triệu du khách). Năm 2009, lượng du khách đến Nhật Bản giảm 18,7% trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái.

Ông Hiroshi Mizohata, người nhậm chức Giám đốc Cơ quan Du lịch Nhật Bản vào tháng 1 vừa qua, nhận định: “Nhật Bản có tiềm năng trở thành một siêu cường về du lịch”. Ông Mizohata đặt mục tiêu thu hút hơn 10 triệu du khách đến Nhật Bản trong 2 năm tới và con số này sẽ tăng lên 20 triệu người vào năm 2016.

Mất bản sắc

Các quan chức chính phủ cho rằng tình trạng chi phí cao và việc thiếu những lựa chọn giá rẻ khiến Nhật Bản vẫn chưa là một điểm đến ưa chuộng của nhiều du khách nước ngoài.

Trong khi đó, một số người chỉ ra rằng thị trường du lịch Nhật Bản cho đến nay chỉ tập trung vào du khách trong nước, khiến nhiều cơ sở hạ tầng du lịch không đáp ứng kỳ vọng của du khách nước ngoài.

Mặt khác, chiến lược du lịch của nước này được thúc đẩy bởi việc đầu tư vào các dự án kỹ thuật và công viên chủ đề hơn là bảo vệ di sản thiên nhiên, văn hóa của đất nước.

Ông Alex Kerr, người sáng lập Công ty Iori, nhận định rằng không nơi nào mà điểm yếu của du lịch Nhật Bản được bộc lộ rõ như Kyoto. Kể từ năm 2004 đến nay, Công ty Iori đã khôi phục 10 ngôi nhà cổ ở thành phố này để cho du khách thuê. Con số này quá nhỏ so với sự biến mất của khoảng 40.000 ngôi nhà cổ tại Kyoto trong thập niên 90 của thế kỷ trước. 

Dù các ngôi chùa cổ và khu vườn vẫn còn ở Kyoto nhưng chúng đang bị lấn át bởi những tòa nhà xám xịt và ánh đèn neon mọc lên ngày càng nhiều ở địa phương.

Không muốn dừng lại ở dự án công viên hải dương học nói trên, các chính trị gia địa phương còn đang thúc đẩy thêm nhiều dự án lớn khác, như công trình Viện Bảo tàng đường sắt.

Không ít người nhận định rằng những công trình hiện đại có thể làm lu mờ những nét quyến rũ của thành phố, nhất là đối với du khách nước ngoài. Delaina Hutchinson, một nữ du khách Úc, nhận xét: “Trông Kyoto giờ đây không khác gì Tokyo cả”.

 

Theo NLĐ

NỔI BẬT TRANG CHỦ