Ở ngành nghệ thuật sân khấu, đối tượng của xã hội hóa (XHH) bao gồm người sản xuất chương trình sân khấu (tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ, người tổ chức biểu diễn và người liên kết các ý tưởng), người tiêu (người thưởng thức hay khán giả) và cơ quan quản lý nhà nước. XHH sân khấu chỉ có thể thành công nếu ta tiến hành song song hệ thống tinh thần của sân khấu (tư tưởng cảm hứng và nghệ thuật) và hệ thống sản xuất và công diễn các chương trình sân khấu
Ở ngành nghệ thuật sân khấu, đối tượng của xã hội hóa (XHH) bao gồm người sản xuất chương trình sân khấu (tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ, người tổ chức biểu diễn và người liên kết các ý tưởng), người tiêu (người thưởng thức hay khán giả) và cơ quan quản lý nhà nước. XHH sân khấu chỉ có thể thành công nếu ta tiến hành song song hệ thống tinh thần của sân khấu (tư tưởng cảm hứng và nghệ thuật) và hệ thống sản xuất và công diễn các chương trình sân khấu
Ở hệ thống thứ nhất, hệ thống quyết định tầm vóc của nghệ thuật, phải nói đến việc đưa chủ trương lớn của Đảng, Nghị quyết Trung ương 5 (khoá 8) đề ra về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, sự chỉ đạo của Ban Tư tưởng -Văn hoá và điều hành của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tới người nghệ sĩ. Sẽ không có tác phẩm đỉnh cao nếu tầm tư tưởng thấp kém, nếu cảm hứng của người viết và dàn dựng vụn vặt. XHH sân khấu ở hệ thống này trước hết là tạo mọi điều kiện để văn nghệ sĩ hoà mình vào dòng chảy của chính đời sống kinh tế xã hội và các mặt khác của đời sống hôm nay, tạo điều kiện để họ đi thực tế, đến với người lao động ở mọi khu vực, tham khảo các thành tựu của sân khấu đương đại. Ban Tư tưởng -Văn hoá và Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam có thể giúp các nghệ sĩ bằng cách vận động các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế tài trợ cho nghệ sĩ để thâm nhập sáng tác về chính những gì trong đời sống thị trường hôm nay. Làm vậy nghệ sĩ sẽ được nâng cao về tư tưởng tình cảm và nghiệp vụ
Ở hệ thống thứ hai, hệ thống sản xuất các chương trình sân khấu và công diễn, vấn đề đầu tiên cần quan tâm là công cụ chuyển tải sản phẩm: nhà hát, sàn diễn và đội ngũ làm vở. Hiện nay và sắp tới, các nhà hát có thể coi như những xí nghiệp có 100%vốn Nhà nước và ứng xử với các đơn vị nghệ thuật này như ứng xử với các xí nghiệp Nhà nước. Nếu yếu kém thì giải thể hay tuyên bố phá sản theo luật luật. Chỉ nên giữ vài ba nhà hát có vốn hoàn toàn của Nhà nước, còn các đơn vị nghệ thuật khác nên đi vào cổ phần hoá. Với điện ảnh, chúng ta đã cho phép có các hãng phim tư nhân. Với sân khấu, đã đến lúc có thể xuất hiện các nhà hát tư nhân, các đoàn nghệ thuật tư nhân được hoạt động trong sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Làm những điều này, không những không hạ thấp nghệ thuật mà còn tạo điều kiện cho nghệ thuật có đất phát triển . Chỉ có một điểm khác với các đơn vị kinh tế, các đơn vị nghệ thuật này là công cụ tư tưởng phục vụ các nhu cầu xã hội nên được ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác do các cơ quan quản lý Nhà nước quy định. Vấn đề rạp hát cũng được giải quyết theo hướng ấy. Nhà nước bỏ tiền ra làm rạp thì Nhà nước thu tiền về là lẽ đương nhiên. Bộ chủ quản chỉ nên giữ lại những nhà hát chính, rạp hát quan trọng cho các đơn vị nghệ thuật Nhà nước đầu tư 100% vốn. Còn lại Nhà nước nên giao Hội NSSK Việt
Việc đầu tư đặt hàng vừa qua chưa đạt hiệu quả cao. Nên chăng mọi đầu tư đặt hàng của Nhà nước thông qua Hội đồng nghệ thuật cấp quốc gia mà nòng cốt do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tiến cử thành viên ? Làm như vậy, sản phẩm không chỉ đạt yêu cầu nội dung mà còn đảm bảo chất lượng nghệ thuật, đưa được sản phẩm có chất lượng đến đông đảo khán giả
Đất nước ta đang bước vào chặng đường phát triển vô cùng tốt đẹp. Dân tộc Việt
Theo HP