• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bảo tồn Di sản Hội An

06/11/2013 15:45

(Cinet) – Không chỉ đứng trước sự đe dọa xuống cấp do thời gian và khí hậu tác động. Di sản văn hóa phố cổ Hội An còn phải hứng chịu sự ảnh hưởng nghiêm trọng khác đến từ thiên nhiên đó là bão lụt. Nhiều năm gần đây, Hội An với những công trình kiến trúc có tuổi thọ hàng trăm năm đã liên tục hứng chịu mối nguy hiểm nặng nề này.

(Cinet) – Không chỉ đứng trước sự đe dọa xuống cấp do thời gian và khí hậu tác động. Di sản văn hóa phố cổ Hội An còn phải hứng chịu sự ảnh hưởng nghiêm trọng khác đến từ thiên nhiên đó là bão lụt. Nhiều năm gần đây, Hội An với những công trình kiến trúc có tuổi thọ hàng trăm năm đã liên tục hứng chịu mối nguy hiểm nặng nề này.

Hình ảnh ngập lụt tại Di sản Hội An. Du khách phải thuê thuyền nhỏ để di chuyển...Hình ảnh ngập lụt tại Di sản Hội An. Du khách phải thuê thuyền nhỏ để di chuyển...

>Mối đe dọa hàng năm

Gần đây nhất, khi cơn bão số 11 hồi trung tuần tháng 10 đi qua, từ hình ảnh cố kính, êm đềm vốn có của một di sản văn hóa, Hội An tan hoang, đổ nát với những hình ảnh khiến người xem xót xa còn các nhà bảo tồn thì không thể không lo lắng.

Hình ảnh tan hoang của Hội An sau cơn bão số 11 vừa qua..



Ngay sau cơn bão, nước lũ từ sông Hoài đã tràn ngập đường Bạch Đằng, đường Nguyễn Thái Học và nhiều tuyến đường khác tại Hội An. Cả khu vực phố đi bộ, mua sắm cũng ngập trong nước lũ.  Hơn 12 tiếng đồng hồ “quần thảo” tại thành phố cổ nhỏ bé, bão số 11 đã khiến cho hàng loạt tuyến đường ngập lụt, nhiều công trình cổ ảnh hưởng nghiêm trọng. Giao thông đình trệ, cuộc sống sinh hoạt của người dân bị xáo trộn và hàng nghìn khách du lịch phải thay đổi lịch trình thăm quan của mình.

Những khách du lịch quốc tế phải thay đổi lịch trình du lịch vì ảnh hưởng của bão tại Hội An tháng 10 vừa qua..



Cơn bão số 11 vừa qua không phải là lần đầu mà nhiều năm nay, Di sản văn hóa này đã liên tiếp phải đón nhận những cơn sóng nước từ thiên nhiên. Hình thành từ đầu thế kỷ XVII,  được Tổ chức Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1999, năm 2000 Hội An tiếp tục được Unesco trao giải thưởng về bảo tồn với dự án “bảo tồn phố cổ Hội An với Nhật Bản”, liên tục trong nhiều năm Hội An lọt vào danh sách những thành phố du lịch hấp dẫn nhất thế giới…Có thể nói phố cổ Hội An là một điển hình thành công trong công tác bảo tồn di sản kết hợp với phát triển du lịch không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hiện ở Hội An có khoảng hơn 1000 di tích, trong đó có những di tích đặc biệt quan trọng như một số nhà cổ trong khu vực phố cổ, chùa Cầu Nhật Bản, Hội quán Phúc Kiến, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh….Vậy nhưng Di sản nằm tại vùng đất Quảng Nam này lại đang phải đón vài ba cơn lũ mỗi năm mà trong số đó có những cơn bão lớn là mối nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới di sản.

>>Cách biện pháp khắc phục, phòng tránh bão lũ tại Hội An

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản để từ đó phát huy giá trị, phát triển du lịch. Đã từ lâu chính quyền thành phố Hội An rất chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo di tích. Cuộc đại trùng tu hơn 1000 di tích cũng như cách chính quyền thành phố vận động, hỗ trợ ngân sách để người dân tu bổ nhà cửa là một việc làm đáng để nhiều thành phố có di sản khác học tập.

Sau trận bão để lại nhiều thiệt hại năm 2006, chính quyền Hội An đã ngay lập tức xây dựng phương án chống bão trong mọi tình huống. Thành lập các đội, các lực lượng chống bão ở nhiều cấp, Tập huấn cho cán bộ, nhân viên làm việc tại các bảo tàng, các di tích cách chống bão…

Hàng năm cứ gần đến mùa bão lũ, vào khoảng tháng 5, tháng 6, Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An tiến hành khảo sát nắm tình hình và lên kế hoạch cụ thể để chủ động phòng chống trong mùa bão lụt. Cụ thể: các di tích trong khu phố cổ được bảo vệ ở mức ưu tiên nhất gồm nhà ở; các nhà thờ tộc; các Hội quán, Đình, Chùa, Miếu; chùa Cầu; Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh; Bảo tàng gốm sứ mậu dịch; Bảo tàng văn hóa dân gián; Di tích Chùa Ông…

Các công tác ứng cứu và giải quyết hậu quả sau bão tại Hội An..



Cũng đến gần mùa bão hàng năm, các lực lượng và các đội chống bão được tập hợp và phân công nhiệm vụ công tác chống bão và những ảnh hưởng do bão gây ra..Sau khi khảo sát, kiểm tra nếu di tích nào có dấu hiệu dễ sụp đổ, nứt vỡ…sẽ được đề xuất phương án sửa chữa ngay, nhẹ hơn sẽ được mua các trang thiết bị chống đỡ, gia cố.

Khi có công điện báo bão, Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An sẽ ngay lập tức chuẩn bị công cụ, dụng cụ, huy động mọi nguồn lực để sẵn sàng ứng phó. Không chỉ có vậy những trang thiết bị và vật dụng thiết yếu như mũ cối, áo phao, đèn pin, mùng mền, chiếu gối, đèn dầu, bếp dầu…cũng được chuẩn bị sẵn sàng.

Các nhân viên bảo tàng, di tích khi có lệnh sẽ vận chuyển các hiện vật từ tầng dưới lên tầng cao hơn hoặc đến nơi an toàn theo chỉ đạo. Trong trường hợp bão lớn, Trung tâm sẽ nhờ sự chi viện của Ban chỉ huy PCLB & TKCN TP Hội An đưa tàu thuyền tới vận chuyển hiện vật.

Với sự chuẩn bị chu đáo và các phương án phòng chống tích cực của Hội An nên các thiệt hại do bão lũ gây ra đã giảm đáng kể. Ví dụ cụ thể nhất đó là những tác động của cơn bão số 11 vừa qua, dù diễn ra trong suốt hơn 12 tiếng đồng hồ và để lại cho Hội An hình ảnh tan hoang, đổ nát nhưng thực tế không hề có thiệt hại về người, cũng như không có di tích nào bị ảnh hưởng. Tổn thất chủ yếu là cây xanh bị quật đổ, nhiều cột điện ngã và vỡ, hầu hết các đèn lồng trang trí phía trước mỗi di tích, nhà cửa đều nát hỏng.

Điều đáng lo ngại nhất và cũng là khó khăn nhất hiện nay trong việc xây dựng giải pháp phòng tránh bão lũ đó là tìm ra giải pháp tránh ngập lụt lâu, bởi khi ngập nước các kết cấu chịu lực của những công trình hàng trăm tuổi khó trụ vững. Bên cạnh đó, rất nhiều công trình nhà cổ được xây dựng với vật liệu chính là gỗ, việc ngập trong nước sẽ ảnh hưởng lớn đến chất liệu này.

>>>Giải pháp tối ưu nhất trong việc bảo tồn Hội An trước nguy cơ bão lũ là hạn chế sự xuất hiện của bão lũ

Có thể thấy giải pháp cho Hội An trước nguy cơ bão lũ không chỉ là xây dựng những phương án phòng chống, ứng cứu kịp thời. Để cho Di săn văn hóa thế giới này có thể phát triển bền vững thì cần những giải pháp mang tính lâu dài, bền vững. Một trong số những cách thức có thể nói là quan trọng nhất, cấp thiết nhất đó là hạn chế tối đa sự tình trạng thiên tại, ngập lụt, xây dựng các biện pháp tránh biến đổi khí hậu.

Để tìm giải pháp tốt nhất cho Hội An trước nguy cơ bão lũ đó chính là hạn chế sự xuất hiện của bão lũ. Bởi dù công tác bảo vệ, khắc phục hậu quả có tốt đến đâu thì những công trình hàng trăm năm tuổi này cũng không thể được nguyên ven khi vị ngập nước thường xuyên..



Tiến sĩ Nguyễn Minh Sơn – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường đã nói ý kiến của mình trong cuộc Hội thảo về tác động của biến đổi khí hậu với Hội An. Theo Tiến sĩ: “Tác động của việc biến đổi khí hậu đến với các di tích, di sản đã quá rõ ràng và Hội An là một trong số những địa điểm đã và đang hứng chịu những tác động đó. Nếu được nghiên cứu sớm sẽ tìm ra giải pháp hữu ích hạn chế tối đa tình trạng thiên tai ngập lụt hàng năm đe dọa các giá trị di sản.”

Hệ sinh thái rừng dừa Cẩm Thanh - một trong những hệ sinh thái có vị trí đặc biệt quan trọng trong vai trò điều hòa khí hậu, chống xói lở với diện tích 90 ha, nhưng do tác động sự xâm hại của con người nay chỉ còn 30ha. Thực trạng này cần được thay đổi ngay lập tức nếu muốn bảo tồn các di sản..



Quả thật, nhìn vào địa hình địa mạo của Hội An sẽ thấy rất đặc biệt. Hội An nằm ở biển Cửa Đại, có sông Đề Võng, hệ thống cồn bàu xen kẽ nhau như Bàu Tràm, Bàu Súng, Bàu Rêu, Bàu Sấu, Bàu Ốc…Hệ thống thủy vực gồm các nhánh của sông Đề Võng, sông Đò, sông Hoài, sông Thu Bồn cùng nhiều hệ thống mương, lạch, đầm, hồ dày đặc chiếm  tới 21% diện tích đất liền. Đặc biệt khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm có tới gần 5.200 ha mặt nước trong đó có 165 ha rặng san hô và 500 ha thảm cỏ biển. Bên cạnh đó hệ sinh thái rừng dừa Cẩm Thanh là một trong những hệ sinh thái có vị trí đặc biệt quan trọng có vai trò điều hòa khí hậu, chống xói lở. Trước đâu hệ sinh thái này rộng hơn 90 ha, nhưng do tác động của con người mà chỉ còn gần 30ha hệ sinh thái còn tồn tại. Chính việc giảm diện tích rừng, chặt phá cây, phá hủy hệ sinh thái của con người mà nguy cơ biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Vì thế, giải pháp tốt nhất cho Hội An cũng như nhiều di sản khác đó là hạn chế nguy cơ bão lũ, biến đổi khí hậu bằng cách bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Để thực hiện được vấn đề này cần xây dựng một kế hoạch với quy mô dài hơn, rộng hơn từ các cấp quản lý và tuyên truyền sâu rộng hơn đến nhận thức của mỗi người dân.

Nguyễn Hương

 







NỔI BẬT TRANG CHỦ