(Cinet)- Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, giai đoạn 3”, sử dụng viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng |
(Cinet)- Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, giai đoạn 3”, sử dụng viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức.
Mục tiêu của dự án là phương pháp tiếp cận và các bài học kinh nghiệm lồng ghép mục tiêu bảo tồn thiên nhiên khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được các cơ quan quản lý địa phương đưa vào áp dụng và thực hiện trong quá trình hoạch định chính sách quốc gia.
Cụ thể, các mô hình mới nhằm nâng cao sinh kế và bảo tồn đa dạng sinh học trong vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được xây dựng và thực hiện trên cơ sở tham gia hỗ trợ của mạng lưới khuyến nông, trong đó có ưu tiên hỗ trợ phụ nữ và dân tộc thiểu số; các phương pháp tăng cường hợp tác liên biên giới giữa Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng và Khu Bảo tồn Hin Nậm Nô được thống nhất và đưa vào thực hiện với nguồn nhân lực và tài chính được bổ sung để cải thiện trao đổi thông tin liên quan giữa hai bên, nhằm hỗ trợ việc giảm thiểu các mối đe dọa đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng của cả khu vực...
Dự án trên được thực hiện một năm (2015-2016) với nguồn vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức là 2 triệu euro. Vốn đối ứng 175.000 euro (do UBND tỉnh Quảng Bình tự thu xếp).
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO vinh danh là di sản thiên nhiên thế giới với hai tiêu chí về hệ sinh thái và đa dạng sinh học, trở thành vườn quốc gia thứ ba châu Á và đầu tiên trong khu vực đạt 3 trên 4 tiêu chí.
Toàn bộ khu vực có 6 kiểu hệ sinh thái bao gồm hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi; hệ sinh thái rừng trên núi đất; hệ sinh thái hang động; hệ sinh thái sông ngầm; hệ sinh thái ao hồ; hệ sinh thái khe suối.
Về thực vật, các cuộc khảo sát sơ bộ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã ghi nhận được khoảng gần 2.400 loài thực vật bậc cao với 208 loài Lan trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và IUCN. Có 8 kiểu thảm thực vật, trong đó có nhiều quần thể rừng điển hình như rừng Bách xanh (Calocedrus rupestris) trên núi đá vôi với trên 500 năm tuổi và được đánh giá là quần thể rừng Bách xanh nguyên sinh lớn nhất còn lại ở Việt Nam. Phong Nha - Kẻ Bàng cũng là nơi chứa đựng nhiều loài mới được phát hiện cho khoa học ở cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 (Thú có 3 loài; Bò sát có 11 loài; Cá có 10 loài).
Những giá trị da đang sinh học cũng như những giá trị tiềm ẩn của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã trở thành địa chỉ lý tưởng cho nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội.
CN