• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bí ẩn bức tượng đang là tranh cãi nóng giữa Ai Cập và nhà đấu giá hàng đầu thế giới

Văn hoá 05/07/2019 11:27

(Tổ Quốc) - Một bức tượng chân dung Vua Tut đang trở thành tâm điểm tranh cãi vì nguồn gốc khó xác định.

Hôm thứ năm (4/7), một bức tượng điêu khắc chân dung Vua Tut đã được bán tại nhà đấu giá Christie's với mức giá 6 triệu. Tuy nhiên, phía Ai Cập lại cho rằng, đó là một cổ vật bị đánh cắp.

"Như các bạn có thể nhìn thấy, đôi mắt, lông mày hoàn toàn được chạm khắc và phần môi trông cực kỳ cuốn hút", chuyên gia của Christie's là Leatitia Delaloye nói về bức tượng có niên đại hơn 3.000 năm tuổi.

Bí ẩn bức tượng đang là tranh cãi nóng giữa Ai Cập và nhà đấu giá hàng đầu thế giới - Ảnh 1.

Bức tượng chân dung Vua Tut - vị pharaoh vĩ đại trong lịch sử Ai Cập vừa được bán với mức giá 6 triệu USD tại nhà đấu giá Christie's (ảnh: CNBC)

Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập Zahi Hawass phàn nàn: "Họ không bao giờ xác định với chúng tôi về nguồn gốc, về cách họ mua nó từ Ai Cập hay ai là người sở hữu món đồ này".

Câu chuyện bắt đầu từ những năm 1920 khi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter đã khám phá ra lăng mộ của Vua Tut – một trong những vị pharaoh nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập. Chrisite's cho rằng, bức tượng nằm trong một bộ sưu tập tư nhân tại Đức từ năm 1985 sau khi "kinh qua" nhiều đời chủ khác nhau.

Ngay khi xác nhận đây là tượng chân dung Vua Tut, Christie's khăng khăng, việc tìm kiếm toàn bộ tung tích lên tới hàng nghìn năm của những cổ vật cổ đại như thế này – là gần như không có khả năng. Theo Delaloye, nhà đấu giá đã làm mọi cách để xác định nguồn gốc của bức tượng.

"Christie's là đơn vị đứng đầu trong lĩnh vực bảo vệ cổ vật lịch sử. Tác phẩm này đã được công khai và trưng bày rộng rãi. Nó rất nổi tiếng. Cho tới giờ chưa có ai lên tiếng về tác phẩm và chúng tôi cũng chưa nhận được bất kỳ bằng chứng nào từ chính quyền Ai Cập xung quanh các vấn đề có thể phát sinh", chuyên gia của Christie's nhấn mạnh.

Mặc dù không thể dừng vụ mua bán nhưng giới chức Ai Cập vẫn tỏ rõ quyết tâm đưa cổ vật về lại "quê hương".

"Chúng tôi sẽ đấu tranh tới cùng cho tới khi bức tượng chân dung Tutankhamun, vị vua vĩ đại của chúng tôi được quay trở lại", ông Hawass tuyên bố.

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ