• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31

Thực hiện: Nam Nguyễn | 28/04/2022

(Tổ Quốc) - Đặt mục tiêu "rinh vàng" về cho thể thao nước nhà tại SEA Games 31, đội tuyển bi sắt Việt Nam đang nỗ lực tập luyện khi sự kiện thể thao lớn nhất khu vực đang gần kề.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 1.

Chỉ còn ít ngày nữa, Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) do Việt Nam đăng cai sẽ chính thức khởi tranh. Đây cũng là thời điểm đội tuyển bi sắt Việt Nam đang tranh thủ từng phút giây luyện tập, giữ vững phong độ, hướng đến mục tiêu mang vinh quang về cho đất nước.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 2.

Trong khuôn khổ SEA Games 31, môn bi sắt thi đấu tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội từ ngày 13-19/5.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 3.

19 vận động viên đội tuyển bi sắt Việt Nam sẽ tranh tài ở 8 nội dung.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 4.

Ở môn bi sắt, ai có viên bi gần với bi điểm nhất được công nhận là thắng điểm. Các trận thi đấu đến 13 điểm. Bi sắt dùng trong thi đấu phải đảm bảo rất nhiều tiêu chuẩn như còn số hiệu của nhà sản xuất, không được khắc hay chạm trổ nếu chưa được cho phép.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 5.

Các vận động viên tham gia thi đấu bộ môn này chủ yếu đến từ Đồng Tháp, Hà Nội, Hậu Giang...

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 6.

Để chơi tốt được bộ môn thể thao này, các vận động viên đều phải có tư duy chiến thuật tốt cộng thêm sự khéo léo và tính toán tốt.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 7.

Đây là thời điểm "chạy nước rút" để các vận động viên chính thức bước vào kỳ thi đấu SEA Games.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 8.

Trao đổi với PV, ông Đặng Xuân Vui, HLV trưởng đội tuyển bi sắt Việt Nam cho biết, các vận động viên mới chỉ bắt đầu tập trung từ 1/3/2022 để chuẩn bị cho SEA Game 31. Hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đội tuyển không có điều kiện thi đấu cọ xát ở các giải quốc tế. Do đó, ban huấn luyện gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra nhận định về các đối thủ.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 9.

"Những năm vừa qua, đối thủ mạnh trong khu vực phải kể tới Thái Lan và Campuchia khi sở hữu các vận động viên đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên, cả thầy và trò chúng tôi đã xác định rõ nhiệm vụ có "vàng", góp phần vào thành công chung của thể thao nước nhà", ông Vui chia sẻ.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 10.

Được thi đấu và luyện tập trên chính mặt sân sẽ thi đấu là một lợi thế lớn cho các cầu thủ của Việt Nam.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 11.

Lần thứ 3 tham dự đại hội thể thao lớn nhất khu vực, vận động viên Nguyễn Thị Hiền là niềm hy vọng vàng của bi sắt Việt Nam.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 12.

"Mỗi ngày chúng tôi luyện tập khoảng 6 tiếng, chia ra 2 buổi sáng chiều. Tại kì SEA Games lần này được thi đấu trên sân nhà nên tôi sẽ làm hết sức mình để mang "vàng" về cho đội tuyển", chị Hiền chia sẻ.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 13.

Bi sắt, tên quốc tế là pétanque ra đời rất sớm. Theo các tài liệu ghi lại, pétanque xuất hiện từ trước Công nguyên khi một bộ viên bi bằng đá và viên đích được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một bộ khác cũng được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ Ai Cập.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 14.

Bi sắt chính thức bước lên “đỉnh cao” khi giới quý tộc Pháp phổ biến môn thể thao này vào thế kỷ XVII với dấu ấn là việc vua Louis XVI đưa ra luật chơi 14 điểm. Bi sắt hiện đại với thể thức như hiện nay ra đời vào năm 1907 tại Ciotat, Provence miền Nam nước Pháp sau đó lan rộng đến Tây Âu trước khi “chạm ngõ” Đông Nam Á khi người Pháp mang theo môn thể thao này tới các nước thuộc địa.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 15.

Về luật chơi, vận động viên phải đứng trong vòng tròn có đường kính từ 35cm đến 50cm, vòng tròn này phải nằm cách đường biên cuối sân và biên ngang 1m. Sau khi bốc thăm, một đội (hoặc một đối thủ) sẽ được cầm viên bi điểm nhỏ ném trước.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 16.

Sau khi đối thủ ném viên bi điểm về phía trước, vận động viên còn lại có nhiệm vụ đầu tiên là bo (hay còn gọi là lăn) viên bi của mình sao cho gần viên bi điểm. Khi bo viên bi gần viên bi điểm nhất, người đó được xem là thắng đối phương. Người còn lại có nhiệm vụ bắt viên bi của đối phương đi nơi khác. Mỗi người được phát ba viên bi để bo. Nếu bo đi hết cả ba viên thì ai có viên bi gần với bi điểm nhất được công nhận là thắng điểm. Các trận đấu thi đấu đến 13 điểm.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 17.

Môn bi sắt xuất phát và phát triển mạnh tại châu Âu và lần đầu xuất hiện tại SEA Games 21 vào năm 2001 tại Malayisa.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 18.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 19.

Theo dự kiến, đội tuyển bi sắt sẽ tham dự 8 nội dung ở SEA Games 31 gồm kỹ thuật nam/nữ, đôi nam/nữ, đôi nam-nữ phối hợp, bộ ba nam, bộ ba nữ, bộ ba gồm 2 nữ-1 nam.

Bi sắt Việt Nam "chạy nước rút" cho SEA Games 31 - Ảnh 20.

NỔI BẬT TRANG CHỦ