Không có khái niệm phân biệt nam hay là nữ, không có bất cứ rào cản nào cho những mục tiêu chinh phục thử thách về chuyên môn, tất cả đều có quyền tiếp cận và cống hiến.
- 05.07.2018 Sửa đổi một số mục tiêu về bình đẳng giới
- 26.03.2018 Quảng Bình: Thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025”
- 09.03.2018 Điện Biên: Triển khai công tác bình đẳng giới năm 2018
- 19.01.2018 Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ luôn là chính sách nhất quán của Việt Nam
Thị trường đang cần những sản phẩm tinh tế
"Tôi ví dụ một câu chuyện nhỏ, câu chuyện của chúng tôi xây dựng những nhà trẻ như thời bao cấp. Có lẽ bây giờ các doanh nghiệp không còn nhà trẻ riêng của mình nữa nhưng chúng tôi lại nghĩ khác: mỗi lần một đứa con ốm, bố hoặc mẹ sẽ nghỉ việc và thật là thiệt thòi nếu như nhà trường đóng cửa không biết gửi con ở đâu. Và các bạn đồng nghiệp của chúng tôi, dù là nam hay nữ cũng đều có thể bế con mình lên đó, gửi con cho những người chăm sóc chuyên nghiệp. Tôi tin rằng chỉ việc nhỏ thôi thì các bạn ấy yên tâm hơn trong công việc"- Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software mở đầu câu chuyện khi chia sẻ về vấn đề bình đẳng giới trong lao động hiện nay.
Chính phủ Việt Nam đang tiến hành sửa đổi toàn diện Bộ luật Lao động. Ảnh minh họa: Thái Linh
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, TGĐ Tổng Công ty May 10 cho biết, một trong những khó khăn của doanh nghiệp khi sử dụng lao động nữ là chi phí của doanh nghiệp, chi phí về lao động, công tác an sinh, chăm sóc sức khỏe có thể là lớn hơn so với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nam.
"Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ được bù lại, bởi vì đó là những khoản đầu tư cho phát triển, cho chiếm lĩnh thị trường, cho chiếm lĩnh cảm tình của người tiêu dùng và của xã hội. Và mặt khác cũng phải nói rằng, chúng ta đang tiến tới một nền kinh tế bao trùm hơn, nhân văn hơn và sáng tạo hơn. Thị trường đang cần những sản phẩm tinh tế hơn và thường cái sự tinh tế, sự nhân văn thì, phải nói rằng, trái tim của người phụ nữ rất thích hợp cho việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo chiều hướng kinh doanh như vậy"- Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền nói.
Trên đây là 2 trong số các câu chuyện về bình đẳng giới hiện nay.
Được biết, Chính phủ Việt Nam đang tiến hành sửa đổi toàn diện Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2012 với quan điểm: Bảo đảm và thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động, duy trì các chính sách đã có và đang phát huy tác dụng, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách đảm bảo không phân biệt đối xử về quyền, nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm giữa nam giới và nữ giới trong lao động.
Để góp phần thúc đẩy các nguyên tắc và chính sách bình đẳng giới trong quá trình sửa đổi Bộ luật này, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) đã thông qua Dự án Investing in Women tài trợ cho Nhóm chuyên gia của tổ chức này để thực hiện Báo cáo đánh giá tác động của chính sách bảo đảm, thúc đẩy bình đẳng giới của người lao động để tham vấn về thúc đẩy bình đẳng giới trong Sửa đổi Bộ luật Lao động của Việt Nam.
Thực hiện bình đẳng giới ngay tại nơi làm việc
Thời gian qua, những cơ quan quốc tế và Việt Nam nỗ lực tập trung vào việc thay đổi cách tiếp cận đối với 5 lĩnh vực trong Bộ luật Lao động hiện hành. Bao gồm độ tuổi nghỉ hưu khác nhau giữa nữ và nam; cấm việc sử dụng phụ nữ trong một số ngành nghề; những quy định nhằm phòng ngừa quấy rối tình dục; nghỉ thai sản của cha và chăm sóc trẻ tại nơi làm việc; trả lương công bằng giữa nam và nữ cho công việc có giá trị ngang nhau.
Đáng chú ý, ngày 19/10 tới đây, Hội thảo tham vấn về thúc đẩy bình đẳng giới trong Sửa đổi Bộ luật Lao động của Việt Nam sẽ được Bộ Lao động Thương binh xã hội Việt Nam, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), Tổ chức UN Women, Tổ chức Investing in Women đồng tổ chức tại Hà Nội.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, việc thực hiện và duy trì các giá trị bình đẳng giới ở nơi làm việc không phải là những điều to lớn và khó thực thi, cũng không phải mang đến những giá trị xa vời mà tác động trực tiếp và lâu dài vào chính sự phát triển của doanh nghiệp. "Do đó, không cần phải chờ đến khi nào, không cần phải có đủ điều kiện gì…mà ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện và thực hiện tốt, bình đẳng giới ở nơi làm việc"- ông Vũ Tiến Lộc nói./.