300 tiêu bản, chủ yếu là công cụ lao động vẫn còn dấu vết sử dụng như cuốc, rìu, bàn mài, đục đá… và nhiều loại hình gốm đã được phát hiện tại ĐaKai .
300 tiêu bản, chủ yếu là công cụ lao động vẫn còn dấu vết sử dụng như cuốc, rìu, bàn mài, đục đá… và nhiều loại hình gốm đã được phát hiện tại ĐaKai .
Trong đợt khai quật mới đây các nhà khảo cổ phát hiện các hiện vật đồ đá và đồ gốm. Trong đó, đồ đá được tìm thấy với số lượng lớn hơn 300 tiêu bản, chủ yếu là công cụ lao động vẫn còn dấu vết sử dụng như cuốc, rìu, bàn mài, đục đá… và nhiều loại hình gốm. Nơi đây còn phát hiện nhiều thanh đàn đá, một loại nhạc cụ đặc biệt.
Tại một địa điểm khác tại khu Phú Trường, thị trấn Phú Long huyện Hàm Thuận Bắc cũng phát hiện một số hiện vật cổ Chăm khoảng thế kỷ 19 đến thế kỷ 20, chủ yếu là các loại đồ sành, khuôn đúc đồng, vật liệu và trang trí kiến trúc… Theo các nhà khảo cổ học, khu di tích này chính là vùng đất người Chăm sinh sống (trước đó là cư dân thuộc văn hoá Sa Huỳnh và tiền Sa Huỳnh)
Trước đó, Di chỉ khảo cổ vật ĐaKai thuộc xã ĐaiKai, huyện Đức Linh đã từng được khảo sát và thám sát năm 1994-1997, thu được nhiều di vật thuộc thời đại “Kim khí” cách đây khoảng 3.000 năm, được xếp vào hậu kỳ Đá mới.
(TH)