(Tổ Quốc) - Trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện sáng 14/6, vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trước nguy cơ mai một, thậm chí là biến mất, vấn đề bảo tồn và trùng tu di tích được nhiều đại biểu quan tâm. Trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện sáng 14/6, vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trước nguy cơ mai một, thậm chí là biến mất, vấn đề bảo tồn và trùng tu di tích được nhiều đại biểu quan tâm. Trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện sáng 14/6, vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trước nguy cơ mai một, thậm chí là biến mất, vấn đề bảo tồn và trùng tu di tích được nhiều đại biểu quan tâm.
Trước câu hỏi về vấn đề quản lý, bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trước nguy cơ mai một hiện nay của đại biểu Hồ Thị Minh (Quảng Trị), Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, Bộ VHTTDL luôn xác định công tác bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cấp thiết, cần thực hiện thường xuyên, lâu dài.
Trong nhiều năm nay, Bộ VHTTDL đã phối hợp với các địa phương thực hiện các hoạt động liên hoan nghệ thuật truyền thống của nhiều dân tộc, thực hiện các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các lễ hội có nguy cơ mai một. Đến nay, 70 lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đã được phục dựng.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số là cấp thiết (ảnh Minh Khánh) |
Bộ cũng đã xây dựng, triển khai đề án bảo tồn các làng bản; hỗ trợ các địa phương mở lớp truyền dạy nghệ thuật truyền thống của các dân tộc ít người, thực hiện lớp truyền dạy này đều là những nghệ nhân dân tộc thiểu số. Ngoài ra, việc bảo tồn trang phục dân tộc thiểu số, tiếng nói, chữ viết cũng được Bộ quan tâm. Hàng năm, Bộ định kỳ tổ chức gặp mặt già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số…Các trường văn hóa nghệ thuật của Bộ cũng chú trọng đào tạo phần lớn cho con em là dân tộc thiểu số….
Về vấn đề bảo tồn, trùng tu di tích trước nguy cơ xuống cấp, hư hại, theo Bộ trưởng, hiện có hơn 30.000 di tích, 202 di sản phi vật thể được xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, có 59279 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê… Đây là tài sản rất lớn của quốc gia. Chúng ta có trách nhiệm bảo tồn và phát huy.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, việc bảo tồn, phát huy các di sản trong những năm vừa qua được làm khá tốt. Đặc biệt là công tác kiểm kê, xếp hạng. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng nhìn nhận vấn đề bảo tồn, tôn tạo, phát huy còn hạn chế do có nhiều khó khăn.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nêu vấn đề khó khăn liên quan đến nguồn kinh phí. Từ năm 2015 chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã kết thúc. Không có chương trình này, ngành không có kinh phí để đầu tư cho việc trùng tu di tích.
Từ năm 2016, chỉ còn chương trình phát triển văn hóa, cấp thẳng cho các địa phương, nên quyền quyết định phân bổ kinh phí bảo tồn là do các tỉnh, thành phố thực hiện.
“Chúng tôi cũng nhận thấy, các di sản văn hóa của chúng ta chủ yếu làm bằng gỗ, trong điều kiện môi trường mưa gió, nóng ẩm… nếu không bảo tồn sẽ biến mất. Các địa phương nên bố trí nguồn kinh phí để bảo tồn. Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ VHTTDL sẽ tham mưu Chính phủ có nguồn kinh phí dành cho việc này”- Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết.
Quốc hội và cử tri đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số (ảnh Minh Khánh) |
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung cũng bày tỏ lo ngại về việc tu bổ làm sai lệch giá trị gốc của các di tích đã được xếp hạng và yêu cầu Bộ trưởng chỉ ra các giải pháp để bảo tồn.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, công tác tu bổ các di tích đã được xếp hạng hiện nay được thực hiện khá tốt, Bộ cũng đặc biệt chú trọng vấn đề bảo tồn không được để di tích bị lệch lạc với di tích gốc.
Bộ trưởng cũng chỉ ra các giải pháp đối với vấn đề này như: nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện công tác trùng tu; tăng cường thanh tra, kiểm tra; nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật thực hiện trùng tu…
Đánh giá về phần trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh, Bình Thuận cho rằng: Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện rất cầu thị, nắm chắc nhiều vấn đề, trả lời rành mạch, rõ ràng, đi thẳng vấn đề. Đặc biệt, đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh ấn tượng với việc nhận trách nhiệm của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện.
Làm rõ hơn những vấn đề mà cử tri quan tâm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết: Việc giữ gìn bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc thiểu số dược Đảng, Nhà nước quan tâm, thực hiện. Việc bảo tồn thuộc trách nhiệm tự thân của các dân tộc, sau đó là sự hỗ trợ củaĐảng, Nhà nước. Chúng ta có Bảo tàng dân tộc, có Làng Văn hóa, có Ngày hội văn hóa các dân tộc, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được Đảng, nhà nước, cả hệ thống chính trị quan tâm và đã đạt được nhiều thành tựu. Việc giao thoa giữa các dân tộc là tốt. Sự bảo tồn phải nằm trong sự đa dạng. Đề nghị bà con dân tộc thiểu số, chúng ta đã được Đảng, Nhà nước hỗ trợ, quân tâm, đồng bào đoàn kết, thống nhất, chủ động giữ gìn giá trị văn hóa của dân tộc mình./.