• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bộ VHTTDL thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tôn tạo di tích Lăng Lê Văn Duyệt, TP. Hồ Chí Minh

Văn hoá 11/02/2020 10:38

(Tổ Quốc) - Ngày 10/2, Bộ VHTTDL đã có văn bản số 489/BVHTTDL-DSVH gửi UBND TP. Hồ Chí Minh về việc thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật phục dựng cổng và tôn tạo hàng rào di tích Lăng Lê Văn Duyệt, Phường 1, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Bộ VHTTDL thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tôn tạo di tích Lăng Lê Văn Duyệt, TP. Hồ Chí Minh - Ảnh 1.

Di tích Lăng Lê Văn Duyệt/VnExpress

Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuận Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tôn tạo di tích Lăng Lê Văn Duyệt, với nội dung: phục dựng Nghi môn và 02 cổng phụ (cổng đường Phan Đăng Lưu - Đinh Tiên Hoàng và cổng số 4 đường Trịnh Hoài Đức); xây dựng hàng rào, cột cắm cờ; hệ thống chiếu sáng.

Bộ VHTTDL có ý kiến để UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ, công khai nội dung tu bổ, tôn tạo di tích trước cộng đồng để tạo sự đồng thuận, sau đó triển khai các bước tiếp theo theo quy định pháp luật hiện hành.

Di tích Lăng Lê Văn Duyệt, hay còn gọi là Lăng Ông Bà Chiểu, rộng 18.500 m2, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Vũ Tùng trên gò đất cao sát bên chợ Bà Chiểu. Xung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài 500m, cao 1,2 m được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng, được xây dựng vào năm 1948. Kiến trúc lăng mộ từ cổng Tam quan vào gồm: nhà bia - lăng mộ - miếu thờ.

Ngày 6/12/1989, toàn bộ khu lăng được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Sau khi được công nhận, việc sửa chữa, trùng tu lớn được đầu tư thực hiện tập trung vào cơ sở hạ tầng phù hợp với phát triển đô thị, với các đợt trùng tu lớn vào năm 1995, 2001, 2008 cùng nhiều lần sửa chữa nhỏ. Sau nhiều đợt trùng tu, sửa chữa, di tích Lăng Lê Văn Duyệt phần nào vẫn giữ được nét uy nghiêm, cổ kính vốn có của một cơ sở tín ngưỡng dân gian./.

Thanh Thủy

Từ khóa:

NỔI BẬT TRANG CHỦ