(Tổ Quốc) - Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhấn mạnh tại Hội nghị hướng dẫn thực hiện Nghị định 09 Chính phủ.
- 01.06.2017 Tước quyền kinh doanh lữ hành quốc tế một doanh nghiệp du lịch Hà Nội
- 31.05.2017 Đề nghị thanh, kiểm tra vi phạm quảng cáo thuốc lá, rượu
- 31.05.2017 Nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn phục vụ xây dựng
- 31.05.2017 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Quyết liệt hạn chế tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở nước ngoài
- 01.06.2017 Báo chí quốc tế rầm rộ đăng tải về cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump
- 01.06.2017 Hỗ trợ Quảng Bình gần 790 tấn gạo
Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện nghị định 09 Chính phủ. |
Sáng nay (1/6), Sở Thông tin và Truyền Thông TP.HCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn thực hiện Nghị định 09 ngày 9/2/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính Nhà nước.
Phát biểu tại Hội nghị, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho rằng, cơ quan nhà nước đừng ngại gặp gỡ, tiếp xúc với báo chí, mà phải gặp gỡ thường xuyên như là một người bạn của các cơ quan nhà nước, như là cánh tay nối dài để hệ thống chính quyền TP đưa những thông tin của TP đến với người dân.
“Từ đó hiểu được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, những băn khoăn vướng mắc của nhân dân TP để có những giải pháp khắc phục tốt hơn, để mọi người dân TP ngày càng có cuộc sống tốt hơn”- ông Hoan nói.
Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM phát biểu tại hội nghị. |
Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, nghị định 09 nêu rõ các cơ quan hành chính nhà nước ít nhất 3 tháng một lần phải tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí.
Nếu Sở nào ở TP.HCM ba tháng không tổ chức họp báo thì sẽ bị xử lý kỷ luật. Lần đầu không tổ chức họp báo thì phê bình, cảnh cáo nhưng tái phạm nhiều lần thì mức kỷ luật cao nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó sẽ bị cách chức.
Những yêu cầu đặt ra, người cung cấp thông tin phải nhạy cảm, sớm nhận diện được khủng hoảng. Phải làm chủ được tình hình chủ động thông tin, giành quyền phát ngôn, diễn giải, tạo được lòng tin.
Tại hội nghị, vấn đề khủng hoảng truyền thông cũng được đặt ra.
Toàn cảnh hội nghị sáng nay. |
Để xử lý khủng hoảng truyền thông, người phát ngôn cần thông tin càng sớm càng tốt, chỉ sử dụng số liệu thực tế, không phỏng đoán. Trong những sự kiện, vấn đề nóng lâu dài cần phải liên tục bổ sung, cập nhật thông tin cho báo chí.
“Phải biến việc to thành nhỏ, phải biến việc cơ sự thành vô sự chứ thực tế đội ngũ xử lý khủng hoảng bây giờ có xô dùng xô, có chậu dùng chậu có khi lại đổ cả xăng vào lửa. – Cục trưởng lấy ví dụ.
Cụ thể, mọi cán bộ công chức đều có quyền nhân danh cá nhân để cung cấp thông tin cho báo chí. Họ được phép cung cấp nhưng có thể từ chối cung cấp.
Người cung cấp, phải chịu trách nhiệm thông tin nếu sai, còn cung cấp đúng thì không phải chịu trách nhiệm và có thể nặc danh nếu ngại. Báo chí được nặc danh nếu nguồn tin thấy ngại.