• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn

Thực hiện: Đức Thảo | 08/07/2024

(Tổ Quốc) - Thành cổ Diên Khánh hơn 230 năm tuổi đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc gần như nguyên vẹn, sắp được tỉnh Khánh Hòa trùng tu để phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa.

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn - Ảnh 1.

Thành cổ Diên Khánh (thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) được Chúa Nguyễn cho xây dựng năm 1793, có diện tích khoảng 3,6 ha, hình lục giác cạnh không đều nhau. Thành được xây theo kiến trúc Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ 17 ở Tây Âu.

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn - Ảnh 2.

Tường thành dài gần 2.700m, được đắp cao chừng 3,5m, mặt ngoài dựng đứng, phía trong đắp thoải thành 2 bậc để tiện vận chuyển quân nhu quanh thành.

Theo ghi chép, ban đầu thành có 6 cửa ở 6 cạnh tường thành, nhưng qua thời gian, cửa Tả, Hữu bị phá bỏ, hiện còn 4 cửa Đông, Tây, Tiền (Nam), Hậu (Bắc).

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn - Ảnh 4.

Trên cổng thành xây dựng các vọng lâu tứ giác, mái cong lợp ngói âm dương. Về mặt cấu trúc, thành tuy được xây theo kiểu thức phương Tây nhưng hệ thống vọng lâu và các công trình kiến trúc bên trong thành vẫn giữ phong cách truyền thống của kiến trúc thời Nguyễn.

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn - Ảnh 5.

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn - Ảnh 6.

Cổng thành được xây bằng gạch nung với vữa gạo, ở giữa có vòm cuốn cao 3,4m, rộng 3m thành lối đi. Cổng thành không có hoa văn, chỉ ghi tên từng cổng thành bằng chữ Hán.

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn - Ảnh 7.

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn - Ảnh 8.

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn - Ảnh 9.

Năm 1988, Bộ Văn hóa quyết định xếp hạng di tích Thành cổ Diên Khánh là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn - Ảnh 10.

Theo tư liệu cũ, bên ngoài thành có hệ thống hào nước sâu chừng 3-4m, rộng hẹp không đều do địa hình, dẫn nước vào từ sông Cái. Bên trong thành có nhiều công trình kiến trúc như hành cung của vua, sân khấu, cột cờ, các dinh, nhà kho... nhưng không còn dấu vết.

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn - Ảnh 11.

Dù được quan tâm tu bổ, nhưng hiện nay Thành cổ vẫn chưa kết nối toàn tuyến, thành đất, hộ thành, hào bị bồi đắp, đường đi dưới chân thành bên trong không có, chưa giải tỏa các nhà dân trong phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích... Ngoài ra, một số vị trí có thời điểm bị xâm hại khá nghiêm trọng...

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn - Ảnh 12.

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn - Ảnh 13.

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn - Ảnh 14.

Cuối năm 2023, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định đầu tư gần 167 tỷ đồng để thực hiện dự án "Tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh", gồm kinh phí xây dựng và bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Dự án quy mô 12 hạng mục, trong đó ưu tiên tu bổ, tôn tạo, phục hồi tuyến thành đất với chiều dài 2.535 m; xây tuyến đường lát gạch thẻ chạy sát chân thành phía bên trong, dài 1.930, rộng 6m; xây cầu vòm bắc qua hào nước giống nguyên bản... dự kiến khởi công trong quý IV/2024.

Cận cảnh thành cổ hơn 230 năm tuổi từ thời Chúa Nguyễn - Ảnh 15.

Giữa tháng 5/2024, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định chấp thuận nhà đầu tư để thực hiện khu đô thị hành chính huyện Diên Khánh, theo đó di dời các cơ quan hành chính của huyện ra khỏi Thành cổ Diên Khánh. Ngoài ra, khu vực Thành cổ Diên Khánh cũng được xác định là trung tâm văn hóa giúp đô thị Diên Khánh phát triển theo mô hình hỗn hợp, tập trung theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Diên Khánh đến năm 2040 được tỉnh Khánh Hòa phê duyệt cuối tháng 6/2024.

Theo Ban Quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa, Thành cổ Diên Khánh là một công trình tiềm năng để khai thác du lịch trong tuyến tham quan du lịch vùng đất Khánh Hòa, đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tham gia, kết hợp giữa bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Do đó, việc tu bổ, tôn tạo Thành cổ sẽ đưa nơi đây thành điểm nhấn, thu hút thêm du khách đến với địa phương.


NỔI BẬT TRANG CHỦ