(Tổ Quốc) - Tỉ lệ người bị béo phì đang tăng nhanh ở Đông Nam Á, gia tăng căng thẳng cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe và ngân sách của chính phủ, theo nghiên cứu từ Fitch Solutions Macro Research.
Việt Nam đang có sự gia tăng lớn nhất về số người béo phì trong năm năm qua (từ năm 2010 - 2014, với con số ở mức 38%, tiếp theo là Indonesia ở mức 33%. Những người bị béo phì là những người có chỉ số khối cơ thể trên 25.
Tuy nhiên, khi xét theo tỷ lệ dân số, Việt Nam vẫn có tỷ lệ béo phì thấp, ở mức 3,6%, kém xa so với Malaysia Malaysia 13,3% và Indonesia 5,7%.
Số người béo phì gia tăng từ năm 2010 - 2014 tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn: Fitch Solutions Macro
Theo báo cáo của Fitch, việc cải thiện các điều kiện kinh tế trong khu vực đã mang lại sự thay đổi trong lối sống, từ đó dẫn đến việc nhiều người có chế độ ăn uống không lành mạnh. Thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp được tiếp cận dễ dàng và rộng rãi hơn do chi phí thấp, cùng với đó là việc tiếp cận và áp dụng các thói quen ăn uống kiểu phương Tây".
Các nhà phân tích của Fitch cho biết, các rủi ro về sức khỏe của việc gia tăng số người béo phì cũng dẫn đến việc chi phí chăm sóc sức khỏe để điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm tiểu đường và bệnh tim. Malaysia có chi phí này cao nhất, chiếm tới 20% tổng chi phí y tế, theo ước tính.
Bản báo cáo không nêu ra các bước được thực hiện từ năm 2014 đến nay để chống lại bệnh béo phì ở Đông Nam Á. Malaysia, trước hết, đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt 0,40 ringgit mỗi lít đối với đồ uống ngọt đóng gói, từ nước ép trái cây đến nước giải khát, bắt đầu từ ngày 1/7.
Ở những nước châu Á khác, số người béo phì ở Hàn Quốc đã tăng 38% trong giai đoạn 5 năm, đưa tỉ lệ này chiếm 5,8% dân số. Tại Hoa Kỳ, số người béo phì tăng 8% lên 33,7% dân số.
Sự gia tăng béo phì ở nhiều quốc gia đến năm 2014 đã trở thành xu hướng dài hạn ở Châu Á Thái Bình Dương từ năm 1990, khi 34,6% người trưởng thành bị thừa cân hoặc béo phì. Vào năm 2013, con số này đã tăng lên 40,9%.