• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

CAO BẰNG - Khu di tích Pác Bó

07/08/2015 08:45

(Cinet-DL) - Pác Bó - nơi khởi đầu của cách mạng Việt Nam, địa danh gắn bó mật thiết với cuộc đời hoạt động cách mạng của bác Hồ kính yêu.

Hang Pác Bó tại Cao Bằng

(Cinet-DL) - Pác Bó - nơi khởi đầu của cách mạng Việt Nam, địa danh gắn bó mật thiết với cuộc đời hoạt động cách mạng của bác Hồ kính yêu.

1. Di sản/Di tích: Khu di tích Pác Bó

2. Thời gian:

3. Năm công nhận:
Ngày 21/02/1975 Bộ Văn hoá – Thông tin Quyết định số 97/QĐ - VH Công nhận Khu di tích Pác Bó là Di tích Quốc gia.

Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 548/QĐ - TTg về việc xếp hạng Khu di tích lịch sử Pác Bó là Di tích Quốc gia đặc biệt.

4. Địa hình: Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởm chởm cao thấp khác nhau, hang hốc tự nhiên nhiều có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

Theo chiều Bắc- Nam là 80 km, từ 23°07'12" - 22°21'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông- tây là 170 km, từ 105°16'15" - 106°50'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang). Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.

Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía tây và sông Bằng ở vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác như sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng, sông Neo hay sông Hiến.

5. Thổ nhưỡng: Đất đai của Cao Bằng được chia làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đất khác nhau. Đó là nhóm đất núi phân bố ở độ cao >= 900m so với mặt nước biển (ký hiệu: H); nhóm đất đồi với màu sắc đặc trưng là đỏ vàng (ký hiệu: F) và nhóm đất bằng, thung lũng hẹp. Sau đây là một số đặc điểm chính của các nhóm đất đó.

6. Khí hậu: Với khí hậu cận nhiệt đới nên nhìn chung Cao Bằng có khí hậu ôn hoà dễ chịu. Địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương bắc. Tuy nhiên nhiệt độ của Cao Bằng chưa bao giờ xuống thấp quá 0 °C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn toàn tỉnh không có băng tuyết (trừ một số vùng núi cao có băng đá xuất hiện vào mùa đông).

Cao Bằng dạng khí hậu nhiệt đới thể hiện 4 mùa trong năm nhưng rõ rệt nhất là mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều. Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 32 °C và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, nhiệt độ không lên đến 39 - 40 °C. Vào mùa đông nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8 °C và trung bình cao từ 15 - 28 °C, đỉnh điểm vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn khoảng từ 6 - 8 °C, độ ẩm thấp, trời hanh khô. Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 mm. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu.

7. Dân cư: Theo điều tra dân số ngày 01/10/2009 Dân số toàn tỉnh là 507.183 người.

Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0% dân số), Nùng (31,1 %), H'Mông (10,1 %), Dao (10,1 %), Việt (5,8 %), Sán Chay (1,4 %)... Có 11 dân tộc có dân số trên 50 người.

Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 12/12 huyện, thị, với tổng số 180/189 xã, phường, thị trấn; tỷ lệ người biết chữ chiếm 75,7%. Số học sinh phổ thông niên học 2001-2002 là 141.884 em; số giáo viên là 11 nghìn người. Số thày thuốc có 870 người, bình quân Y, Bác sĩ trên 1 vạn dân là 7 người; bình quân cán bộ y tế trên 1 vạn dân là 36 người

8. Nội dung; Đến với Pác Bó, chúng ta sẽ được thăm Cột mốc 108 - nơi chứng kiến những giây phút thiêng liêng đầu tiên khi Người trở về sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài để tìm đường cứu nước; Nền nhà ông Lý Quốc Súng  là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo cách mạng (từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 07/02/1941). Ngôi nhà này được xây dựng khoảng năm 1937, theo kiểu nhà sàn ở địa phương; Hang Cốc Bó - nơi Bác chọn làm chỗ ở và làm việc để lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Núi Các Mác sừng sững như bức thành đồng còn mãi với thời gian, suối Lê-nin uốn lượn chảy quanh chân núi, dòng suối dưới chân lán Khuổi Nặm vẫn “rì rào” ngày đêm, hang Diêm Tiêu, hang Slí điếng, là địa điểm được Bác sử dụng làm hòm thư bí mật, giai đoạn 1941 - 1945....

Theo tiếng địa phương ở Cao Bằng, Pác Bó nghĩa là “đầu nguồn”, bởi Pác Bó chính là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam, địa danh này gắn bó thân thiết với cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh Và được coi là cái nôi của cách mạng Việt Nam. Tại đây Người đã có nhiều chủ trương và quyết định quan trọng cho sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Những hiện vật, kỷ vật về một thời gian bác Hồ sống và làm việc tại Pác Bó, Cao Bằng



Hang Cốc Bó hiện ra bên sườn núi đá lởm chởm nằm trong một dãy núi lớn. Đứng ngoài cửa hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng chữ của Người: “Ngày 8 tháng 2 năm 1941″. Đấy là ngày Bác đến ở hang này, một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai để ý tới. Trong hang giữ được nguyên trạng chiếc giường Bác nằm nghỉ, tượng Các Mác bàng thạch nhũ năm xưa Bác Hồ đặt tên. Trước cửa hang có một dòng suối nhỏ trong vắt đang tuôn chảy dưới chân núi được Bác đặt tên suối LêNin, còn ngọn núi thì Bác gọi là núi Các Mác sừng sững như hoá thân của chân lý cách mạng. Đi trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá thư giãn sau giờ lo việc nước sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Pó.

Hang Cốc Bó, rộng khoảng 80m2, cửa hang chỉ một người đi vừa. cái tên đơn sơ giản dị y như nơi đây. Trong hang tối, ngọn lửa yêu nước của Người đã trở thành ngọn lửa thiêng thắp sáng vận nước, Vị thế đặc biệt được thiên nhiên ưu đãi, dòng nước xanh trong, mát rượi, rừng núi trùng trùng điệp điệp như một bức tranh thủy mặc nên thơ hữu tình. Nơi đây có đàn cá tung tăng bơi lội, có chim muông tụ hội. Cứ đến hẹn, tất cả đều về đây, cất tiếng  giữa rừng xanh tạo nên một bản hòa nhạc rộn rang. Đẹp lắm, nên thơ lắm. những vần thơ lạc quan cách mạng của Người vẫn còn mãi trong ký ức của mỗi người:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Nên thơ hữu tình, cũng chính nơi đây đã diễn ra những cuộc họp bàn chiến sự quan trọng  Đây là nơi Bác và các đồng chí cán bộ cách mạng ở từ ngày 08/02/1941 đến trung tuần tháng 3 năm 1941. Trong hang hiện còn một bộ bàn ghế mà Bác đã từng ngồi làm việc với các cán bộ cách mạng và dịch các tài liệu quan trọng. Giữa không gian thanh bình, tràn ngập hương vị của cuộc sống, chúng ta như lạc vào một thế giới thần tiên, như được trải lòng với thiên nhiên. Thoải mái lắm, nhẹ nhàng lắm, bao mệt mỏi như  tan biến hết. Vươn vai hít thở cái không khí trong lành ấy, ta như cảm nhận cả đất trời như hòa với ta.

Phía trước của hang Pắc Bó khoản 1.000m, có một lán nhỏ bên sường núi Khuổi Nặm, Lán được dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, với 2 gian nhỏ, có diện tích khoảng 12m2, Lán Khuổi Nặm có địa thế rất thuận lợi, nằm ngay ở cửa rừng, được che kín, nhìn bên ngoài vào không phát hiện được, nhưng ở bên trong quan sát ra thì rất rõ, khi có động tĩnh có thể rút lui, ngược dòng Khuổi Nặm qua mốc 109 sang Trung Quốc an toàn: Nơi đây Bác Hồ triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, thành lập Việt Minh và Chiến khu cách mạng. Cách cái lán nhỏ này vài bước chân là đường biên giới Việt Trung – cột mốc 108 nay là cột mốc số 675, là một trong 314 cột mốc biên giới Việt - Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp, để được xem tận mắt biên giới, nơi đã tốn bao công sức của dân ta khi bảo vệ chủ quyền trước nước bạn. Nơi đây, Bác Hồ đã cúi xuống ôm hôn mảnh đất Tổ quốc thân thương sau bao năm xa cách. Khi đó Bác đã 50 tuổi, mái tóc đã pha sương. 

Pác Bó là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân các dân tộc Cao Bằng nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung. Pác Bó hôm nay đã trở thành miền đất thiêng của nước Việt Nam, là niềm tự hào của mọi người dân đất Việt

Một vài địa điểm tiêu biểu tại Pác Bó



Nguyễn Nga tổng hợp

Nguồn tài liệu tham khảo:


http://www.caobang.gov.

web.cema.gov.vn


http://danviet.vn/net-viet/nguoc-ngan-tham-di-tich-pac-bo-542509.html

http://dulichcaobang.vn

http://baocaobang.vn/Non-nuoc-Cao-Bang/Khu-di-tich-Quoc-gia-dac-biet-Pac-Bo-diem-den-trong-hanh-trinh-ve-nguon/10153.bcb

http://cohoicuoicung.com/178.html

dulichcaobang.vn


http://www.vietnamtourism.com/index.php/tourism/items/1182

www.baotanghochiminh.vn

NỔI BẬT TRANG CHỦ