(Cinet-DL) - Rừng Trần Hưng Đạo là nơi đây đã ghi dấu ấn truyền thống trong lịch sử dân tộc, đó là nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944).
Bậc đá lên đỉnh slam cao |
(Cinet-DL) - Rừng Trần Hưng Đạo là nơi đây đã ghi dấu ấn truyền thống trong lịch sử dân tộc, đó là nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944).
1. Di sản/Di tích: Khu di tích Rừng Trần Hưng Đạo
2. Thời gian:
3. Năm công nhận: Năm 1994, Nhà nước công nhận khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo được là Di tích cấp Quốc gia.
Ngày 11/12/2013 Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 2383/QĐ-TTg công nhận Khu Di tích Rừng Trần Hưng Đạo là di tích Quốc gia đặc biệt.
4. Địa hình: Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởm chởm cao thấp khác nhau, hang hốc tự nhiên nhiều có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
Theo chiều Bắc- Nam là 80 km, từ 23°07'12" - 22°21'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông- tây là 170 km, từ 105°16'15" - 106°50'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang). Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía tây và sông Bằng ở vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác như sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng, sông Neo hay sông Hiến.
5. Thổ nhưỡng: Đất đai của Cao Bằng được chia làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đất khác nhau. Đó là nhóm đất núi phân bố ở độ cao >= 900m so với mặt nước biển (ký hiệu: H); nhóm đất đồi với màu sắc đặc trưng là đỏ vàng (ký hiệu: F) và nhóm đất bằng, thung lũng hẹp. Sau đây là một số đặc điểm chính của các nhóm đất đó.
6. Khí hậu: Với khí hậu cận nhiệt đới nên nhìn chung Cao Bằng có khí hậu ôn hoà dễ chịu. Địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương bắc. Tuy nhiên nhiệt độ của Cao Bằng chưa bao giờ xuống thấp quá 0 °C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn toàn tỉnh không có băng tuyết (trừ một số vùng núi cao có băng đá xuất hiện vào mùa đông).
Cao Bằng dạng khí hậu nhiệt đới thể hiện 4 mùa trong năm nhưng rõ rệt nhất là mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều. Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 32 °C và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, nhiệt độ không lên đến 39 - 40 °C. Vào mùa đông nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8 °C và trung bình cao từ 15 - 28 °C, đỉnh điểm vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn khoảng từ 6 - 8 °C, độ ẩm thấp, trời hanh khô. Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 mm. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu.
7. Dân cư: Theo điều tra dân số ngày 01/10/2009 Dân số toàn tỉnh là 507.183 người.
Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0% dân số), Nùng (31,1 %), H'Mông (10,1 %), Dao (10,1 %), Việt (5,8 %), Sán Chay (1,4 %)... Có 11 dân tộc có dân số trên 50 người.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 12/12 huyện, thị, với tổng số 180/189 xã, phường, thị trấn; tỷ lệ người biết chữ chiếm 75,7%. Số học sinh phổ thông niên học 2001-2002 là 141.884 em; số giáo viên là 11 nghìn người. Số thày thuốc có 870 người, bình quân Y, Bác sĩ trên 1 vạn dân là 7 người; bình quân cán bộ y tế trên 1 vạn dân là 36 người
8. Tóm tắt nội dung: Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân núi Slam Cao thuộc địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám, là trung tâm hệ thống các di tích lịch sử cách mạng lưu trữ những địa danh, hiện vật gắn liền với giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng, có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam; gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc đời hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt là sự kiện chính trị thành lập Đội VNTTGPQ, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay. Là khu rừng nguyên sinh với diện tích 201,7 ha, có địa thế hiểm trở “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, với những cây cao vút thẳng tắp trên 30m, chu vi gốc cây từ 1,2m – 1,5m, các cây cổ thụ mọc san sát. thuận lợi cho việc đánh du kích và rút lui.
Hình ảnh đầu tiên khi du khách tới khu Rừng Trần Hưng Đạo là bức phù điêu ghi danh 34 chiến sĩ trong buổi Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (VNTTGPQ) (22-12-1944) được tạc bằng chất liệu đá xanh liền khối có chiều rộng 4,37m, chiều dài 7,90m. Từ bức phù điêu đi theo con đường bê tông với những bậc cao dần, hai bên là những cây cổ thụ cao rợp bóng; đi khoảng 200 m đến ngã ba rẽ phải xuống khoảng 10 bậc là khu đất bằng nơi ghi dấu sự kiện thành lập Đội VNTTGPQ. Đến đây, chúng ta không khỏi xúc động khi bắt gặp hình ảnh cây sau sau già, nơi giương cao lá cờ đỏ sao vàng chứng kiến sự ra đời của Đội VNTTGPQ.
Bức phù điêu và nhà tưởng niệm tại rừng Trần Hưng Đạo |
Năm 1994 tại địa điểm này đã dựng một nhà Bia trung tâm với 2 tầng 8 mái. Bia có 4 mặt, cao 1,3m, rộng 0,76m, bốn riềm bia màu nâu sẫm, chữ vàng khắc toàn văn Chỉ thị thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; 10 lời thề danh dự do đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc trong Lễ tuyên thệ (sau này trở thành lời thề danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam) và danh sách 34 chiến sĩ. Cây sấu già, nơi giương cao lá cờ đỏ sao vàng chứng kiến sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân vẫn được chăm sóc và gìn giữ đến tận ngày nay.
Nằm cách nhà bia trung tâm khoảng 30m, được cải tạo mô phỏng theo lán trại cũ nơi sinh hoạt của các chiến sỹ; mỏ nước ăn, hang Thẳm Khẩu - nơi sử dụng làm trạm liên lạc, đưa cơm cho cán bộ cách mạng, nơi tập kết của Đội VNTTGPQ chuẩn bị cho trận đánh đồn Phai Khắt, tất cả được tôn tạo, đặt bia ghi dấu di tích đó là Lán nghỉ và bếp ăn của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân: - hai dãy nhà xây theo kiểu nhà của người miền xuôi. Bên trong lán nghỉ dựng mô phỏng dãy chõng tre (làm bằng chất liệu bê tông cốt thép đánh màu). Đối diện lán nghỉ là dãy nhà bếp ăn của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Từ khu lán nghỉ - bếp ăn, theo con đường nhỏ xuống khoảng 50m, là một mỏ nước sinh hoạt chảy liên tục, nơi đây là địa điểm để lấy nước sinh hoạt của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tại đây xung quanh vẫn còn những cây sấu cổ thụ Đội VNTTGPQ đã dùng lá và quả để phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
Để lên đến đỉnh Slam Cao qua nhà bia trung tâm, cần vượt qua 505 bậc để lên đỉnh cao nhất của núi Dền Sinh là nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp và Ban Chỉ huy Đội đặt trạm quan sát. có thể quan sát các hướng: phía Tây Bắc là Đồn Phai Khắt, làng Phai Khắt và núi Thẳm Khẩu; phía Đông Bắc là Đồn Nà Ngần; phía Đông Nam là Đồn Benle, bên đường số 3B - trên đường đến đèo Cao Bắc. 70 năm trước, đỉnh Slam Cao được sử dụng như một đài quan sát. Đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng đứng trên ngọn núi này quan sát tình hình ta - địch, xây dựng quyết tâm cho trận đánh đồn Phai Khắt, bây giờ đỉnh Slam Cao là vạt đất bằng phẳng, rộng trên 500m2, có dựng một cột cờ và tấm bia ghi dấu nơi từng đặt đài quan sát đồn Phai Khắt của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.Ngoài ra, đây còn là khuôn viên dành cho du khách nghỉ chân để tận hưởng không khí trong lành với những cơn gió lộng để quên hết những mệt mỏi sau khi chinh phục được đỉnh núi.
Đến với Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo chúng ta có những trải nghiệm vô cùng thú vị. Không chỉ được tìm hiểu giá trị lịch sử với nhiều điểm di tích nổi tiếng mà còn được khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu rừng nguyên sinh vẫn giữ được vẻ hoang sơ, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 15-20 độ C.
Và một vài công trình kỷ niệm khác tại di tích. |
Nguyễn Nga tổng hợp
Nguồn tài liệu tham khảo;
http://www.caobang.gov.vn
vi.wikipedia.org
web.cema.gov.vn
http://text.123doc.org
http://www.mpi.gov.vn
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/rung-tran-hung-dao-noi-khai-sinh-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-518850.html
http://dsvh.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=923&c=25
http://www.baomoi.com/Rung-Tran-Hung-Dao-70-nam-truoc/121/15522303.epi
http://dulich24.com.vn/du-lich-huyen-nguyen-binh/khu-di-tich-lich-su-rung-tran-hung-dao-id-7212